Article Index

Chương III: NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ THỪA TÁC VỤ TRONG THÁNH LỄ

I. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ THỪA TÁC VỤ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ CHỨC THÁNH

II. PHẬN SỰ CỦA DÂN CHÚA

III. NHỮNG THỪA TÁC VỤ RIÊNG BIỆT

Thừa tác vụ giúp lễ và  đọc sách

Những nhiệm vụ khác

IV. PHÂN PHỐI PHẦN VỤ VÀ CHUẨN BỊ CỬ HÀNH 

91. Cử hành lễ Tạ Ơn là hành động của Chúa Kitô và Hội Thánh. Hội Thánh là "bí tích hiệp nhất", nghĩa là dân thánh được qui tụ và có thứ tự dưới quyền Giám Mục. Vì thế, việc cửhành liên quan đến toàn thể Thân Thể Hội Thánh, cùng biểu lộ và làm nên Thân Thể này, cũng như liên quan đến mỗi chi thể bằng nhiều cách khác nhau tuỳ theo sự khác biệt của chức thánh, phần việc và sự tham dự hiện tại.[lxxv] [75] Qua cách thức ấy, dân kitô, "dòng giống được tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, chủng tộc thánh thiện, dân được thủ đắc", bày tỏ tính cách trật tự liên kết và có phẩm trật của mình.[lxxvi] [76] Nên khi lo phần việc của mình, hết mọi người, thừa tác viên có chức thánh cũng như giáo dân, chỉ làm và làm trọn công việc thuộc về mình.[lxxvii] [77]

I. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ THỪA TÁC VỤ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ CHỨC THÁNH

92. Mọi cử hành Thánh Thể hợp pháp đều do Giám Mục chủ trì, hoặc trực tiếp hoặc do trung gian các linh mục là những trợ tá của ngài.[lxxviii] [78]

Khi Giám Mục hiện diện trong Thánh Lễ có giáo dân tham dự, chính ngài nên chủ toạ buổi lễ, và liên kết các linh mục đồng tế với ngài trong việc cử hành thánh. Ðiều này không nhằm làm tăng phần long trọng bề ngoài cho nghi thức, nhưng nhằm làm sáng tỏ mầu nhiệm Hội Thánh là bí tích hợp nhất.[lxxix] [79]

Còn nếu Giám Mục không cử hành Thánh Lễ và để cho người khác cử hành, chính ngài nên mang thánh giá ngực, dây stola và áo choàng trên áo alba, chủ toạ phần phụng vụ Lời Chúa và ban phép lành cuối lễ.[lxxx] [80]

93. Là người trong Hội Thánh có quyền thánh chức để dâng hy lễ nhân danh Ðức Kitô,[lxxxi] [81] bởi đó có quyền chủ toạ cộng đoàn được quy tụ, linh mục điều khiển kinh nguyện, công bố Tin Mừng cứu độ, liên kết giáo dân với ngài để dâng hy lễ lên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần, trao cho anh em mình bánh hằng sống và cùng hiệp lễ với họ. Vậy khi cử hành Thánh Lễ, ngài phải phục vụ Thiên Chúa và giáo dân cách trang nghiêm và khiêm tốn; trong cách cử hành và đọc Lời Chúa, ngài còn phải cho giáo dân cảm thấy sự hiện diện sống động của Ðức Kitô.

94. Sau linh mục, thầy phó tế, do chức thánh đã lãnh nhận, chiếm địa vị cao nhất trong số những người giúp vào việc cử hành Thánh Lễ. Chức thánh phó tế được tôn trọng trong Hội Thánh ngay từ thời đầu các Tông Ðồ.[lxxxii] [82] Trong Thánh Lễ, thầy phó tế giữ những phần việc riêng biệt trong việc công bố Tin Mừng và đôi khi diễn giảng Lời Chúa, xướng các ý nguyện trong lời nguyện cho mọi người, giúp vị tư tế khi chuẩn bị bàn thờ và phục vụ việc cử hành hy tế, cho giáo dân rước lễ, nhất là dưới hình rượu, và thỉnh thoảng hướng dẫn cử chỉ và điệu bộ của toàn thể cộng đoàn.

II. PHẬN SỰ CỦA DÂN CHÚA

95. Trong khi cử hành Thánh Lễ, các tín hữu hợp thành dân thánh, dân đắc hữu, hoàng tộc chuyên lo tế tự, để tạ ơn Thiên Chúa, dâng lên Ngài lễ phẩm tinh tuyền, không những nhờ tay vị tư tế, nhưng còn cùng với ngài, và để học cho biết dâng chính mình nữa.[lxxxiii] [83] Họ phải chú tâm biểu lộ những điều ấy nhờ một tinh thần đạo đức sâu xa và nhờ đức bác ái đối với các anh chị em cùng tham dự Thánh Lễ.

Cho nên, họ phải tránh mọi hình thức sống cá nhân và riêng rẽ; họ phải nhớ rằng họ chỉ có một Cha ở trên trời và như vậy mọi người đều là anh chị em với nhau.

96. Họ phải hợp thành một thân thể, nhờ việc nghe Lời Chúa, hoặc tham dự việc cầu nguyện và ca hát, nhất là nhờ việc cùng nhau dâng hy lễ và cùng tham dự bàn tiệc của Chúa. Sự hợp nhất này được biểu lộ cách tốt nhất trong những cử chỉ và điệu bộ, mà mọi tín hữu cùng có như nhau.

97. Các tín hữu sẽ không từ chối phục vụ dân Chúa cách vui tươi, mỗi khi được yêu cầu thi hành một thừa tác vụ đặc biệt nào trong Thánh Lễ.

III. NHỮNG THỪA TÁC VỤ RIÊNG BIỆT

Thừa tác vụ giúp lễ và đọc sách

98. Thầy giúp lễ lãnh tác vụ để phục vụ bàn thờ, giúp vị tư tế và thầy phó tế. Công việc chính của thầy là chuẩn bị bàn thờ và các bình thánh; thầy còn là thừa tác viên ngoại lệ cho giáo dân rước lễ.[lxxxiv] [84]

Trong việc giúp bàn thờ, thầy giúp lễ có những phần vụ riêng (x. nn. 187193) mà thầy phải thi hành.

99. Thầy đọc sách lãnh tác vụ để đọc các bài đọc Thánh Kinh, trừ bài Tin Mừng. Thầy cũng có thể xướng các ý nguyện trong lời nguyện cho mọi người, và, khi không có ca viên, thầy cũng có thể đọc thánh vịnh giữa các bài đọc.

Thầy đọc sách có phần việc riêng trong Thánh Lễ (x. nn. 194198), mà chính thầy phải làm, dù những thừa tác viên chức thánh có mặt.

Những nhiệm vụ khác

100. Nếu không có thầy giúp lễ, các thừa tác viên giáo dân có thể phục vụ bàn thờ và giúp vị tư tế và phó tế. Họ mang thánh giá, nến, hương, bánh, rượu, nước, và ngay cả được cử cho giáo dân rước lễ với tính cách thừa tác viên ngoại thường.[lxxxv] [85]

101. Nếu không có thầy đọc sách, các giáo dân khác có thể được cử để  đọc các bài Thánh Kinh. Họ phải có khả năng để chu toàn nhiệm vụ này và được chuẩn bị cẩn thận, để tín hữu khi nghe đọc sách thánh thì trong lòng nhận được tác động êm dịu và sống động của Thánh Kinh.[lxxxvi] [86]

102. Người xướng thánh vịnh có nhiệm vụ đọc hoặc hát thánh vịnh hay thánh ca Thánh Kinh nào khác, xen vào giữa các bài đọc. Ðể  chu toàn phần việc của mình, người xướng thánh vịnh cần có nghệ thuật đọc thánh vịnh, có khả năng phát âm và đọc cho đúng.

103. Giữa các tín hữu, ca đoàn có phần việc của họ trong phụng vụ, họ phải lo chu toàn các phần việc riêng của họ, tùy theo các loại bài hát khác nhau; họ lại phải giúp cho giáo dân tham dự cách linh động vào việc ca hát.[lxxxvii] [87] Những điều vừa nói về ca đoàn cũng có giá trị đối với các nhạc công, nhất là đối với người sử dụng phong cầm.

104. Nên có ca viên hay ca trưởng để điều khiển và yểm trợ giáo dân khi họ hát. Hơn nữa, nếu không có ca đoàn, ca viên sẽ điều khiển các bài hát, còn giáo dân sẽ tuỳ phần việc của mình mà tham dự.[lxxxviii] [88]

105. Những người sau đây cũng có phần việc phụng vụ:

a. Người giữ phòng thánh sửa soạn tử tế các sách phụng vụ, đồ dùng và những gì cần thiết cho cử hành Thánh Lễ.

b. Người dẫn lễ là người cắt nghĩa và hướng dẫn để đưa giáo dân vào Thánh Lễ và giúp họ hiểu Thánh Lễ hơn. Những lời hướng dẫn của người dẫn lễ phải được sửa soạn trước và phải vắn tắt rõ ràng. Trong khi lo phần việc của mình, người dẫn lễ sẽ đứng ở nơi thuận tiện, trước mặt giáo dân, nhưng không nên đứng ở giảng đài.

c. Những người quyên tiền trong nhà thờ.

d. Trong một vài miền, còn có những người đón tiếp giáo dân ở cửa nhà thờ, dẫn họ vào chỗ xứng hợp và xếp đặt việc di chuyển của họ.

106. Nên có một người thông thạo hay trưởng nghi, nhất là trong các nhà thờ chánh toà và nhà thờ lớn, để lo liệu cho các tác động phụng vụ được xếp đặt cách thích đáng và được các thừa tác viên chức thánh và giáo dân thực hiện cách trang nghiêm, trật tự và đạo đức.

107. Những phần việc phụng vụ không thuộc riêng của vị tư tế và phó tế, và những người đã nói trên (nn. 100106), có thể được trao cho vài giáo dân có khả năng do cha xứ hay vịquản trị nhà thờ chỉ định. Họ có thể nhận việc bằng một chúc lành phụng vụ hay một đề cử tạm thời. Riêng việc giúp vị tư tế nơi bàn thờ thì họ phải có những điều kiện do Giám Mục giáo phận đưa ra.

IV. PHÂN PHỐI PHẦN VỤ VÀ CHUẨN BỊ CỬ HÀNH

108. Chỉ một vị tư tế và cùng vị đó phải thi hành nhiệm vụ chủ toạ từ  đầu đến cuối, trừ phần dành cho Giám Mục khi có ngài tham dự (x. trên n. 92).

109. Nếu có nhiều người có thể thi hành cùng một tác vụ, thì họ được phép chia nhau phần việc mà làm. Ví dụ: thầy phó tế này phụ trách các phần hát, thầy phó tế kia phụ trách công việc bàn thờ. Nếu có nhiều bài đọc, thì nên chia cho nhiều độc viên v.v... Không nên chia một yếu tố cử hành duy nhất ra cho nhiều người, ví dụ: hai người kế tiếp nhau cùng đọc một bài, trừ bài Thương Khó.

110. Nếu trong Thánh Lễ có giáo dân tham dự chỉ có một thừa tác viên, thì người này có thể thi hành nhiều phần việc khác nhau.

111. Mọi người có trách nhiệm, hoặc về nghi thức, hoặc về mục vụ và âm nhạc, phải đồng tâm nhất trí với nhau để theo các sách phụng vu[lxxxix] [89] ?mà chuẩn bị cho cuộc cửhành phụng vụ đạt hiệu quả, dưới sự điều khiển của vị quản thủ thánh đường. Trong những gì trực tiếp liên quan đến giáo dân, cũng phải nghe ý kiến của họ. Tuy nhiên, vị chủ sự cửhành, luôn luôn có quyền sắp xếp những gì thuộc thẩm quyền ngài. 

Ý Cầu Nguyện Tháng 12

“CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG HY VỌNG"

Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.

Giải Đáp Hôn Nhân & Gia Đình

Số 09 – Ngăn Trở Tiêu Hôn - P2
  Giải Đáp Hôn ...
Số 08 – Ngăn Trở Tiêu Hôn
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 07 - Ly Thân Theo Giáo Luật
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 06 - Đặc Ân Thánh Phêrô
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 05 - Đặc Ân Thánh Phaolô
Giải Đáp Hôn Nhân ...

Hạt Giống Đức Tin

Hạt Giống Đức Tin 96
Chúng ta đứng trước ...
Hạt Giống Đức Tin 95
Mừng lễ Chúa Kitô ...
Hạt Giống Đức Tin 94
“Ai muốn cứu mạng ...
Hạt Giống Đức Tin 93
"Thấy vậy mà không ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 92
Từ ngàn xưa người ...

Đang Online

We have 177 guests and no members online

  • 311/14/9 Đường 30/4, P. Phú Thọ,
    Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • 0274 3822 586
  • mfvietnam.org