-
Ngày Đăng: 25 March 2021
-
Lượt xem: 8259
Article Index
Chương IV: NHỮNG HÌNH THỨC CỬ HÀNH THÁNH LỄ
I. THÁNH LỄ CÓ GIÁO DÂN THAM DỰ
Những gì cần phải sửa soạn
A. Thánh lễ không có phó tế
Nghi thức đầu lễ
Phụng vụ Lời Chúa
Phụng vụ Thánh Thể
Nghi thức kết thúc
B. Thánh lễ có Thầy Phó Tế
Nghi thức đầu lễ
Phụng vụ Lời Chúa
Phụng vụ Thánh Thể
Nghi thức kết thúc
C. Những phần việc của thầy giúp lễ
Nghi thức đầu lễ
Phụng vụ Thánh Thể
D. Những phần việc của thầy đọc sách
Nghi thức đầu lễ
Phụng vụ Lời Chúa
II. THÁNH LỄ ÐỒNG TẾ
Nghi thức đầu lễ
Phụng vụ Lời Chúa
Phụng vụ Thánh Thể
Cách thức đọc Lời Nguyện Thánh thể
Kinh Nguyện Thánh Thể I, hay Lễ Qui Rôma
Kinh Nguyện Thánh Thể II
Kinh Nguyện Thánh Thể III
Kinh Nguyện Thánh thể IV
Nghi thức hiệp lễ
Nghi thức kết thúc
III. THÁNH LỄ CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI GIÚP
Nghi thức đầu lễ
Phụng vụ Lời Chúa
Phụng vụ Thánh Thể
Nghi thức kết thúc
IV. VÀI QUI LUẬT CHUNG CHO MỌI HÌNH THỨC THÁNH LỄ
Việc tôn kính bàn thờ và sách Tin Mừng
Bái gối và cúi
Việc xông hương
Việc tráng chén
Việc hiệp lễ dưới hai hình
112. Trong Giáo Hội địa phương, theo đúng ý nghĩa, địa vị quan trọng nhất phải dành cho Thánh Lễ do Ðức Giám Mục chủ sự, giữa hàng linh mục của ngài, phó tế với các thừa tác viên[xc] [90] và có dân thánh của Thiên Chúa tham dự cách đầy đủ và linh động. Quả thật, tại đó Hội Thánh được biểu lộ cách đặc biệt hơn cả.
Trong Thánh Lễ do Giám mục cử hành, cũng như Giám mục hiện diện mà không cử hành, phải theo những quy tắc ghi trong sách Nghi Thức Giám Mục.[xci] [91]
113. Cũng phải coi trọng Thánh Lễ cử hành giữa một cộng đồng, nhất là cộng đồng giáo xứ, vì cộng đồng tượng trưng cho Hội Thánh phổ quát, ở một thời gian và không gian nhất định, đặc biệt trong lễ cộng đồng ngày Chúa Nhật.[xcii] [92]
114. Trong các Thánh Lễ cử hành tại một số cộng đồng thì Thánh Lễ tu viện, thành phần của thần vụ hằng ngày, hoặc Thánh Lễ quen gọi là Thánh Lễ "cộng đồng", chiếm địa vị đặc biệt. Mặc dù các Thánh Lễ này không có hình thức cử hành khác biệt, nhưng cũng rất nên hát trong Thánh Lễ, và nhất là nên có sự tham dự đầy đủ của mọi thành viên trong cộng đồng tu sĩ hoặc kinh sĩ. Trong các Thánh Lễ đó, mỗi người sẽ thi hành phận vụ của mình theo chức thánh hoặc thừa tác vụ đã lãnh nhận. Mọi tư tế khi không phải làm lễ riêng cho giáo dân vì lý do mục vụ, nên đồng tế trong các Thánh Lễ đó, mỗi khi có thể được. Vả lại tất cả các tư tế thuộc cộng đồng ấy, mà ích lợi mục vụ buộc phải làm lễ riêng cho giáo dân, cũng có thể đồng tế trong Thánh Lễ tu viện hay Thánh Lễ cộng đồng cùng ngày.[xciii] [93] Các linh mục hiện diện trong cử hành Thánh Thể, nếu không vì lý do chính đáng mà vắng mặt, nên thi hành phận vụ theo chức thánh mình, và do đó mặc phẩm phục mà tham dự vào đồng tế.
I. THÁNH LỄ CÓ GIÁO DÂN THAM DỰ
115. Thánh Lễ với giáo dân được hiểu là Thánh Lễ được cử hành khi có giáo dân tham dự. Chừng nào có thể nên hát và nên có một số người giúp lễ tương xứng khi cử hành Thánh Lễ này, đặc biệt các ngày Chúa Nhật và lễ buộc;[xciv] [94] nhưng cũng có thể cử hành Thánh Lễ mà không hát và chỉ có một người giúp lễ
116. Trong bất cứ cử hành Thánh Lễ nào, nếu có thầy Phó tế, thì thầy chu toàn phận vụ mình. Cũng nên có người giúp lễ, người đọc sách và ca viên. Nghi thức trình bày sau đây dựliệu trường hợp có số thừa tác viên khá đông.
Những gì cần phải sửa soạn
117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa chịu nạn khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tếvào hành lễ.
118. Cũng phải dọn sẵn:
a. Gần ghế vị tư tế: Sách Lễ và tập sách hát, nếu cần.
b. Trên giảng đài: sách bài đọc;
c. Trên bàn phụ: chén lễ, khăn thánh, khăn lau chén, và tùy nghi, tấm đậy chén, đĩa thánh và nếu cần các bình thánh; bánh lễ cho linh mục, các thừa tác viên và giáo dân rước lễ, bình nước và bình rượu, trừ khi giáo dân đưa lên tất cả các vật này lúc dâng lễ, bình nước thánh, nếu có rảy; đĩa hứng khi cho giáo dân rước lễ, và tất cả những gì cần thiết để rửa tay.
Chén thánh nên có khăn phủ, và khăn phủ này có thể là màu trắng hay màu ngày lễ.
119. Trong phòng mặc áo, sẽ tùy hình thức Thánh Lễ cử hành mà dọn phẩm phục cho vị tư tế, phó tế và các thừa tác viên:
a. Cho vị tư tế: áo trắng dài (alba), dây các phép (stola) và áo lễ(casula) hoặc áo choàng;
b. Cho thầy phó tế: áo trắng dài, dây các phép và áo phó tế; có thể bỏ áo này khi cần hoặc khi bậc lễ không long trọng mấy;
c. Cho các thừa tác viên: áo trắng dài hoặc những áo khác đã được chuẩn nhận.[xcv] [95]
Tất cả những ai sử dụng áo trắng dài, thì cũng dùng dây lưng và khăn vai, trừ khi hình dáng áo trắng dài không cần đến.
Khi có rước lúc nhập lễ, phải chuẩn vị sách Tin Mừng; vào những ngày Chúa Nhật và lễ trọng thì chuẩn bị thêm bình hương và hương, nếu có xông hương, thánh giá cầm khi đi rước, chân nến có gắn nến.
A. Thánh lễ không có phó tế
Nghi thức đầu lễ
120. Khi giáo dân đã tập hợp, vị tư tế và các thừa tác viên mặc phẩm phục tiến tới bàn thờ theo thứ tự sau đây:
a. Người mang bình hương có đốt hương sẵn, nếu có xông hương;
b. Các thừa tác viên cầm nến và thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác cầm thánh giá đi giữa họ;
c. Các thầy giúp lễ và các thừa tác viên khác;
d. Thầy đọc sách, thầy này có thể mang sách Tin Mừng, chứ không phải sách Bài Ðọc, nâng cao lên một chút;
e. Vị chủ tế.
Nếu có xông hương, linh mục sẽ bỏ hương trước khi đi rước, chúc lành bằng dấu thánh giá, mà không nói chi hết.
121. Ðang khi đoàn rước tiến lên bàn thờ, ca đoàn hát ca nhập lễ.
122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình sâu.
Nếu có mang thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi rước, thì đặt thánh giá gần bàn thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh giá đi rước cất đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ.
123. Vị tư tế tiến lên hôn bàn thờ, rồi tùy nghi, xông hương thánh giá và chung quanh bàn thờ.
124. Sau đó, vị tư tế tới ghế. Khi hát xong ca nhập lễ, mọi người vẫn đứng, vị tư tế và giáo dân làm dấu thánh giá. Vị tư tế đọc: "Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Giáo dân thưa: Amen.
Rồi vị tư tế hướng về giáo dân , dang tay, dùng một trong các công thức đã soạn sẵn mà chào họ. Sau đó, chính vị tư tế hay một thừa tác viên khác nói một vài lời vắn tắt dẫn giáo dân vào Thánh Lễ ngày hôm ấy.
125. Tiếp theo là nghi thức sám hối, rồi hát hoặc đọc kinh "Lạy Chúa, xin thương xót", theo luật chữ đỏ (x. n. 52).
126. Khi luật đòi hỏi thì hát hoặc đọc Kinh "Vinh danh" (x. n. 53).
127. Tiếp đó, linh mục mời giáo dân cầu nguyện, bằng cách chắp tay đọc: "Chúng ta dâng lời cầu nguyện". Và mọi người cùng với vị tư tế thinh lặng cầu nguyện trong giây lát. Ðoạn vị tư tế dang tay đọc lời nguyện nhập lễ; đọc xong, giáo dân tung hô: "Amen".
Phụng vụ Lời Chúa
128. Dứt lời nguyện nhập lễ, mọi người ngồi xuống. Vị tư tế có thể nói vắn tắt dẫn tín hữu vào phụng vụ Lời Chúa. Ðộc viên tới giảng đài và đọc bài đọc thứ nhất từ sách Bài Ðọc đã để sẵn trước Thánh Lễ, mọi người ngồi nghe, và đến cuối thì nói to: "Ðó là Lời Chúa", mọi người đáp lại: "Tạ ơn Chúa".
Có thể tùy nghi giữ một chút thinh lặng, để mọi người suy gẫm giây lát những lời vừa nghe.
129. Sau bài đọc, người hát thánh vịnh hay chính độc viên, xướng thánh vịnh và dân chúng đọc câu đáp.
130. Nếu có bài đọc thứ hai trước bài Tin Mừng, thì độc viên cũng đọc tại giảng đài như trên, mọi người ngồi nghe và đến cuối thì tung hô, như nói trên (n. 128). Sau đó tùy nghi giữ một chút thinh lặng.
131. Tiếp đến mọi người đứng dậy và hát Alêluia, hoặc bài ca nào khác, tùy mùa phụng vụ đòi hỏi (x. nn. 6264).
132. Trong khi hát Alêluia, hoặc bài ca nào khác, vị tư tế bỏ hương, ban phép lành, nếu có xông hương. Rồi vị tư tế chắp tay, cúi mình sâu trước bàn thờ, đọc thầm: "Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn".
133. Rồi, vị tư tế cầm lấy sách Tin Mừng, nâng lên một chút, nếu sách đó đặt trên bàn thờ, tiến đến giảng đài, có những thừa tác viên đi trước. Những người này có thể mang bình hương và nến, đứng hướng về giảng đài, tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với Tin Mừng Chúa Kitô.
134. Tại giảng đài, vị tư tế mở sách và chắp tay đọc: "Chúa ở cùng anh chị em", dân chúng đáp: "Và ở cùng Cha", vị tư tế đọc tiếp: "Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô...", đưa ngón tay cái làm dấu trên sách và trên mình, nơi trán, miệng và ngực, mọi người khác cũng làm như thế. Dân chúng tung hô nói: "Lạy Chúa, vinh danh Chúa". Rồi vị tư tế xông hương sách Tin Mừng, nếu có xông hương (x. nn. 277278). Sau đó, vị tư tế công bố bài Tin Mừng, và cuối bài thì tung hô: "Ðó là Lời Chúa", dân chúng đáp: "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa". Vị tưtế hôn sách và đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc".
135. Nếu không có độc viên, chính vị tư tế sẽ đứng tại giảng đài đọc các bài đọc, và thánh vịnh. Nếu có xông hương, thì cũng tại đó, ngài bỏ hương và cúi mình sâu đọc kinh "Lạy Thiên Chúa toàn năng..."
136. Vị tư tế đứng tại ghế hay giảng đài, hay nơi nào khác xứng hợp, diễn giảng; giảng xong giữ một chút thinh lặng.
137. Vị tư tế đọc hay hát kinh Tin Kính chung với giáo dân, mọi người đứng. Khi tới câu: "Bởi phép Chúa Thánh Thần..", mọi người đều cúi mình sâu; nhưng trong lễ Truyền Tin và lễ Giáng Sinh, thì mọi người quỳ gối.
138. Xong kinh Tin Kính, vị tư tế đứng tại ghế, chắp tay, nói vắn tắt mời tin hữu cầu nguyện cho mọi người. Sau đó, phó tế, hay ca viên hay độc viên hay một người khác hướng vềdân chúng đọc những ý nguyện từ giảng đài hay một nơi khác xứng đáng. Về phần mình, dân chúng đáp lại bằng lời cầu khẩn. Sau đó, vị tư tế dang tay đọc lời nguyện kết thúc.
Phụng vụ Thánh Thể
139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. n. 74), nếu có rước lễ phẩm.
Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.
140. Nên để cho các tín hữu biểu lộ sự tham dự bằng việc tiến dâng bánh và rượu dùng vào việc tế lễ, hoặc những phẩm vật dùng để đáp ứng các nhu cầu của thánh đường và cứu trợ người nghèo.
Vị tư tế, với sự trợ giúp của thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác, nhận lãnh các phẩm vật giáo dân dâng tiến. Bánh và rượu dùng trong Thánh Lễ, thì đem đặt trên bàn thờ, những phẩm vật khác thì đem để vào nơi thích hợp.
141. Tại bàn thờ, vị tư tế tiếp nhận đĩa thánh có bánh; rồi hai tay cầm đĩa, nâng lên cao một chút, mà đọc thầm: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa". Ðoạn đặt đĩa có bánh trên khănthánh.
142. Sau đó, người giúp lễ trao các bình rượu, nước cho vị tư tế đứng phía cạnh bàn thờ, vị tư tế rót rượu và một chút nước vào chén thánh, đọc thầm: "Nhờ mầu nhiệm nước". Trởlại giữa bàn thờ, vị tư tế hai tay cầm chén, nâng cao một chút mà đọc nhỏ tiếng: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa", rồi đặt chén trên khăn thánh và tùy nghi đậy tấm che.
Nếu không hát khi dâng tiến lễ phẩm hay không chơi đờn, thì vị tư tế được phép, khi dâng tiến bánh và rượu, đọc to tiếng những công thức chúc tụng, và giáo dân tung hô: "Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời".
143. Sau khi đặt chén trên bàn thờ, vị tư tế cúi mình đọc thầm kinh: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận chúng con...".
144. Tiếp đó, nếu có xông hượng, vị tư tế bỏ hương và xông hương của lễ, thánh giá và bàn thờ; còn người giúp lễ, đứng bên cạnh bàn thờ, xông hương vị tư tế, rồi sau đó, giáo dân.
145. Sau kinh "Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận chúng con..." hoặc sau khi xông hương, vị tư tế đứng bên cạnh bàn thờ để rửa tay và đọc thầm: "Lạy Chúa, xin tẩy rửa con", đang khi người giúp lễ đổ nước.
146. Trở lại giữa bàn thờ, vị tư tế đứng hướng về giáo dân, dang tay ra, rồi chắp lại, mời gọi họ cầu nguyện, mà rằng: "Anh chị em hãy cầu nguyện...". Giáo dân đứng lên và thưa "Xin Chúa nhận lễ vật...". Sau đó, vị tư tế dang tay đọc lời nguyện tiến lễ; cuối lời nguyện, giáo dân tung hô "Amen".
147. Bấy giờ vị tư tế bắt đầu kinh Tạ Ơn. Ngài chọn theo luật chữ đỏ một trong các kinh Tạ Ơn có trong Sách Lễ Rôma hay đã được Toà Thánh chuẩn nhận. Tự bản chất, kinh Tạ Ơn đòi hỏi một mình vị tư tế đọc mà thôi, do chức thánh. Giáo dân hiệp ý với vị tư tế trong đức tin và trong thinh lặng, nhưng cũng can dự vào Kinh Tạ Ơn bằng những lời đáp trong phần đối thoại đầu kinh Tiền Tụng, bằng kinh Thánh, Thánh, Thánh, bằng tung hô sau truyền phép, bằng lời tung hô Amen sau lời vinh tụng cuối cùng, cũng như các lời tung hô khác được Hội Ðồng Giám Mục phê chuẩn và Toà Thánh công nhận. Những phần nào trong Kinh Tạ Ơn có nốt nhạc, thì vị tư tế nên hát.
148. Mở đầu Kinh Tạ Ơn, vị tư tế dang tay hát hay đọc: "Chúa ở cùng anh chị em", giáo dân đáp: "Và ở cùng cha". Và khi đọc tiếp: "Hãy nâng tâm hồn lên", ngài nâng hai tay cao lên, giáo dân đáp: "Chúng con đang hướng về Chúa"; rồi giữ nguyên hai tay dang ra, đọc tiếp: "Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta", giáo dân thưa: "Thật là chính đáng". Sau đó vị tư tế dang tay đọc tiếp Kinh Tiền Tụng; sau Kinh Tiền Tụng, ngài chắp tay lại và cùng với các người hiện diện hát hay đọc rõ tiếng kinh "Thánh, Thánh, Thánh" (x. n. 79, b).
149. Vị tư tế tiếp tục kinh Tạ Ơn như chữ đỏ đã ghi trong mỗi kinh. Nếu chủ tế là Giám Mục, sau những lời "Cùng với Ðức Thánh Cha T. là tôi tớ Cha" ngài thêm "và con là tôi tớ bất xứng của Cha". Nếu Giám Mục cử hành ngoài giáo phận mình thì sau những lời: "Cùng với Ðức Thánh Cha T.", ngài thêm: "và con là tôi tớ bất xứng của Cha và người anh em con là T., giám mục giáo phận T. này".
Giám Mục giáo phận, hoặc vị cùng đẳng cấp theo luật, phải được xướng tên với công thức: "cùng với tôi tớ Cha là Ðức Giáo Hoàng T. và Ðức Cha T. là Giám Mục (hoặc: đại diện, giám chứ?, phủ doãn, đan viện phụ) giáo phận chúng con".
Trong kinh Tạ Ơn, được phép xướng tên các giám mục phó và giám mục phụ tá, nhưng không xướng tên các Giám Mục khác tình cờ hiện diện. Khi phải xướng tên nhiều vị thì đọc theo một công thức chung: "Ðức Cha T. Giám Mục giáo phận chúng con và các đức giám mục cộng tác với ngài".
Trong mỗi kinh Tạ ơn, phải lưu ý tới các quy tắc văn phạm mà thích nghi các công thức trên.
150. Một lát trước khi truyền phép, nếu thuận tiện, người giúp lễ sẽ rung chuông nhắc nhở giáo dân. Cũng rung chuông mỗi lần dâng Mình Thánh, Máu Thánh lên, tùy theo thói quen mỗi địa phương.
Nếu có xông hương thì người giúp lễ xông hương khi bánh thánh và chén được trình cho dân chúng sau truyền phép.
151. Sau khi truyền phép, vị tư tế nói: "Ðây là mầu nhiệm đức tin", giáo dân tung hô theo một trong các công thức có sẵn.
Cuối kinh Tạ Ơn, vị tư tế cầm đĩa có bánh thánh và chén, rồi nâng cả hai, đọc lời vinh tụng: Chính nhờ Ðức Kitô. Dân chúng tung hô: Amen. Sau đó vị tư tế đặt đĩa và chén trên khăn thánh.
152. Xong kinh Tạ Ơn, vị tư tế chắp tay đọc lời nhắn nhủ trước kinh Lạy Cha, rồi dang tay đọc kinh Lạy Cha cùng với giáo dân.
153. Ðọc kinh Lạy Cha xong, một mình vị tư tế dang tay đọc kinh "Lạy Cha xin cứu chúng con..". Khi đọc xong, giáo dân tung hô: "Vì Chúa là Vua...".
154. Rồi vị tư tế dang tay đọc rõ tiếng kinh "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói...". Xong kinh này, ngài dang tay, rồi chắp tay, hướng về giáo dân, chúc bình an: "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em". Giáo dân thưa: "Và ở cùng Cha". Sau đó, vị tư tế sẽ tuỳ nghi thêm: "Anh (chị) em hãy chúc bình an cho nhau".
Vị tư tế có thể chúc bình an cho các người giúp lễ, nhưng ngài phải luôn luôn ở trên cung thánh, để khỏi làm xáo trộn cuộc cử hành. Nếu có lý do chính đáng, ngài cũng có thể trao bình an cho vài giáo dân, nhưng vẫn ở trên cung thánh. Mọi người trao cho nhau bình an, sự hiệp thông và tình bác ái theo cách Hội Ðồng Giám Mục quy định. Khi trao bình an, có thể nói: "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh", và được đáp lại là "Amen".
155. Sau đó, vị tư tế cầm Mình Thánh, bẻ ra trên đĩa thánh và bỏ một phần nhỏ vào chén thánh, đọc thầm "Xin Mình và Máu Chúa Giêsu...". Ðang khi đó, ca đoàn và giáo dân hát hay đọc kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa...".
156. Bấy giờ vị tư tế chắp tay đọc thầm kinh "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa..." hoặc "Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước Mình và Máu Thánh Chúa...".
157. Ðọc kinh đó xong, vị tư tế bái gối, rồi cầm lấy Mình Thánh đưa lên cao một chút trên đĩa thánh hay trên chén thánh, hướng về giáo dân và nói: "Ðây Chiên Thiên Chúa...", sau đó ngài cùng với giáo dân đọc một lần câu "Lạy Chúa, con chẳng đáng...".
158. Rồi vị tư tế đứng hướng về bàn thờ, đọc thầm "Xin Mình Thánh Chúa Kitô gìn giữ con...", và kính cẩn rước Mình Thánh Chúa Kitô. Ðoạn ngài cầm chén thánh đọc thầm: "Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con...", và kính cẩn rước Máu Thánh Chúa Kitô.
159. Khi vị tư tế rước lễ thì bắt đầu hát ca Hiệp lễ (x. n. 86).
160. Sau đó vị tư tế cầm đĩa thánh hay bình thánh, tiến đến chỗ những người rước lễ thông thường đi lên theo hàng.
Không cho phép chính tín hữu tự mình cầm lấy bánh thánh và chén thánh, càng không được chuyền cho nhau. Các tín hữu rước lễ quỳ hay đứng tùy theo quy định của Hội Ðồng Giám Mục. Nếu đứng, họ nên tỏ một cử chỉ tôn kính, theo như luật định, trước khi nhận Mình Máu Thánh.
161. Nếu chỉ cho rước lễ dưới hình bánh, vị tư tế đưa Mình Thánh lên cao một chút trước mặt mỗi người và nói: "Mình Thánh Chúa Kitô". Người rước lễ thưa "Amen", rồi rước lễ,bằng miệng, hoặc, nơi nào cho phép, bằng tay. Sau khi nhận lấy bánh thánh, người rước lễ rước hết ngay.
Về việc rước lễ dưới hai hình, thì giữ nghi thức mô tả dưới đây (x. nn. 284287).
162. Các linh mục hiện diện có thể giúp chủ tế cho rước lễ. Nếu không có linh mục và số người rước lễ quá đông, chủ tế có thể kêu giúp đỡ các thừa tác viên ngoại thường, nghĩa là thầy có chức giúp lễ và những tín hữu khác được đề cử vào việc này.[xcvi] [96] Trong trường hợp cấp bách, chủ tế có thể cử những tín hữu xứng đáng.[xcvii] [97]
Các thừa tác viên này không đến bàn thờ trước khi vị tư tế rước lễ và luôn luôn nhận các bình đựng Mình Máu Thánh để cho tín hữu rước từ tay vị chủ tế.
163. Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu thánh hiến còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm.
Vị tư tế trở lại bàn thờ, thu những mụn bánh nếu có; rồi ngài đứng sang phía cạnh bàn thờ hay tới bàn phụ mà gạt các mụn bánh trên đĩa thánh và trong bình thánh vào chén thánh; ngài vừa tráng chén, vừa đọc thầm: "Lạy Chúa, miệng chúng con..." và dùng khăn lau chén mà lau. Nếu tráng chén trên bàn thờ, thì sau đó người giúp lễ sẽ đem bình và chén xuống bàn phụ. Cũng có thể để bình chưa tráng, nhất là khi có nhiều bình, trên một khăn thánh ở bàn thờ hay bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ, khi giải tán dân chúng rồi, sẽ tráng.
164. Sau đó, vị tư tế có thể trở về ghế. Có thể giữ thinh lặng thánh một lúc, hoặc hát thánh ca ngợi khen hay thánh vịnh (x. n. 88).
165. Sau đó, vị tư tế đứng tại bàn thờ hay tại ghế, chắp tay, hướng về giáo dân và đọc: "Chúng ta hãy cầu nguyện", rồi dang tay đọc lời nguyện Hiệp Lễ, nhưng trước lời nguyện này, có thể giữ thinh lặng trong giây lát, trừ khi đã giữ thinh lặng ngay sau khi rước lễ. Sau lời nguyện, giáo dân tung hô "Amen".
Nghi thức kết thúc
166. Ðọc lời nguyện Hiệp Lễ xong, nếu có điều gì cần loan báo cho giáo dân, thì nói vắn tắt.
167. Ðoạn vị tư tế dang tay chào giáo dân "Chúa ở cùng anh chị em", giáo dân thưa: "Và ở cùng Cha". Vị tư tế chắp tay, rồi lập tức tay trái đặt trên ngực và tay phải giơ lên, nói "Xin Thiên Chúa toàn năng" rồi vừa làm dấu thánh giá trên dân vừa đọc "Là Cha và Con và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em". Mọi người thưa: "Amen".
Trong một ít ngày và một ít dịp, được tùy theo chữ đỏ mà dùng một công thức long trọng hơn, hoặc một lời nguyện cầu trên dân chúng, trước lời chúc lành này.
Giám Mục chúc lành cho dân bằng công thức phù hợp, tay làm ba lần dấu thánh giá trên dân.
168. Ngay sau khi chúc lành, vị tư tế chắp tay nói tiếp: "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an". Mọi người thưa: "Tạ ơn Chúa".
169. Vị tư tế hôn bàn thờ như thường lệ, rồi cùng với các người giúp lễ chào kính bàn thờ mà ra về.
170. Nếu ngay sau Thánh Lễ có cử hành nghi thức phụng vụ nào khác, thì bỏ nghi thức kết thúc, tức là bỏ lời chào, lời chúc lành và giải tán.
B. Thánh lễ có Thầy Phó Tế
171. Khi có thầy Phó tế dự phần vào việc cử hành Thánh Lễ, thầy phải mặc áo thánh và chu toàn thừa tác vụ của mình. Cách chung thầy phó tế:
a. Giúp vị tư tế và đi bên cạnh ngài khi tiến ra bàn thờ;
b. Tại bàn thờ, thầy sẽ phục vụ những việc liên hệ đến chén thánh và sách;
c. Công bố Tin Mừng và có thể giảng, nếu vị chủ tế bảo;
d. Nhắc nhở giáo dân khi cần và đọc các ý của lời nguyện phổ quát;
e. Giúp chủ tế ban Mình Máu Chúa và tráng, xếp các bình thánh;
f. Nếu không có người giup?lễ nào khác, thì khi cần, chính thầy sẽ làm công việc của các người ấy.
Nghi thức đầu lễ
172. Hai tay nâng sách Tin Mừng, thầy phó tế đi trước vị tư tế mà tiến đến bàn thờ; nếu không có cầm sách thì thầy đi bên cạnh.
173. Khi đến bàn thờ, nếu mang sách Tin Mừng, thầy không bái kính, bước lên bàn thờ đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ, rồi cùng với vị tư tế hôn kính bàn thờ.
Nếu không mang sách Tin Mừng, thầy cúi mình sâu chào bàn thờ cùng với vị tư tế, và cùng với ngài hôn kính bàn thờ.
Sau đó, nếu có xông hương, thầy sẽ giúp vị tư tế bỏ hương và xông hương thánh giá và bàn thờ.
174. Xông hương xong, thầy cùng với vị tư tế tới ghế, đặt bên cạnh vị tư tế và giúp ngài khi cần.
Phụng vụ Lời Chúa
175. Ðang khi hát Alêluia hay bài ca nào khác, nếu có xông hương, thầy Phó tế giúp vị tư tế bỏ hương, rồi cúi mình sâu trước mặt vị tư tế, xin phép lành, mà đọc nhỏ tiếng: "Xin Cha chúc lành cho con". Vị tư tế chúc lành cho thầy: "Xin Chúa ngự nơi tâm hồn...". Thầy Phó tế làm dấu thánh giá trên mình và thưa: "Amen", rồi sau khi đã chào kính bàn thờ, thầy lấy sách Tin Mừng trên bàn thờ, nếu sách để trên đó, đoạn tay nâng sách lên một chút tiến tới giảng đài, cùng với các người cầm hương, cầm nến đi trước, nếu có. Tại giảng đài, thầy chắp tay chào giáo dân: "Chúa ở cùng anh chị em", rồi khi đọc câu: "Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô", thầy lấy ngón cái làm dấu trên sách, sau đó trên trán, miệng và ngực mình, xông hương sách và công bố bài Tin Mừng. Ðọc xong, thầy nói: "Ðó là Lời Chúa", mọi người thưa: "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa". Rồi thầy hôn kính sách và đọc thêm: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc...", rồi về chỗ gần vị tư tế.
Khi thầy phó tế giúp Giám Mục, thầy đưa sách cho ngài hôn hay chính thầy vừa hôn sách vừa đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc". Trong các buổi cử hành long trọng, Giám Mục có thể ban phép lành cho dân chúng với sách Tin Mừng.
Sau đó thầy đưa sách Tin Mừng về bàn phụ hay một nơi thích đáng khác.
176. Nếu không có người đọc sách xứng đáng, thì thầy phó tế đọc các bài đọc.
177. Sau lời nói mở đầu của vị tư tế, thầy phó tế sẽ xướng các ý nguyện của lời nguyện cho mọi người, thường thì ở giảng đài.
Phụng vụ Thánh Thể
178. Khi lời nguyện cho mọi người xong, vị tư tế ngồi xuống ghế, thầy phó tế cùng với thầy giúp lễ đi dọn bàn thờ, nhưng chính thầy phải sửa soạn các bình thánh. Thầy cũng giúp vịtư tế tiếp nhận lễ phẩm do giáo dân dâng tiến. Rồi thầy trao đĩa thánh có bánh lễ cho vị tư tế. Thầy vừa rót rượu và chút nước vào chén thánh, vừa đọc thầm: "Cũng như giọt nướcnày hoà chung...", rồi trao chén thánh cho vị tư tế. Có thể sửa soạn chén thánh tại bàn phụ. Nếu có xông hương, thầy giúp vị tư tế xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ, sau đó, thầy hoặc một người giúp lễ khác, sẽ xông hương vị tư tế và giáo dân.
179. Trong phần kinh Tạ Ơn, thầy Phó tế đứng gần vị tư tế, phía sau một chút, để khi cần, giúp ngài mở chén, mở sách .
Từ lúc đọc kinh khẩn xin Chúa Thánh Thần cho đến khi nâng chén thánh, thường thì thầy phó tế quỳ. Nếu có nhiều phó tế, một thầy sẽ bỏ hương và xông hương lúc nâng bánh thánh và chén thánh sau truyền phép.
180. Ðến vinh tụng ca kết thúc kinh Tạ Ơn, thầy phó tế đứng cạnh vị tư tế, nâng chén thánh lên, đang khi vị tư tế nâng đĩa có Mình Thánh, cho đến khi giáo dân đã tung hô: "Amen".
181. Sau khi vị tư tế đọc kinh cầu bình an và câu "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em", và giáo dân đã thưa "Và ở cùng Cha", thầy phó tế tùy nghi chắp tay, hướng về giáo dân mời trao bình an: "Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau". Thầy nhận bình an của vị tư tế, và có thể chúc bình an cho những người giúp lễ gần mình.
182. Sau khi vị tư tế rước lễ, thầy phó tế rước lễ dưới hai hình từ tay ngài, rồi giúp ngài cho giáo dân rước lễ. Nếu giáo dân rước lễ dưới hai hình, chính thầy cầm chén cho rước Máu Thánh, rồi liền đó thầy kính cẩn rước hết tại bàn thờ Máu Thánh còn lại, nều cần có thể nhờ các phó tế khác và linh mục giúp đỡ.
183. Cho rước lễ xong, cùng với vị tư tế trở về bàn thờ, thầy lượm các vụn bánh thánh, nếu có, rồi đem chén thánh và các bình thánh xuống bàn phụ mà tráng và xếp dọn lại nhưthường lệ, trong khi vị tư tế trở về ghế. Cũng có thể để chén và bình thánh chưa tráng, chưa lau trên một khăn thánh ở bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ sẽ tráng, một khi đã giải tán dân chúng.
Nghi thức kết thúc
184. Khi vị tư tế đã đọc lời nguyện Hiệp Lễ, nếu cần loan báo điều gì cho giáo dân, thầy phó tế sẽ nói vắn tắt, trừ khi chính linh mục muốn làm việc này.
185. Nếu có công thức ban phép lành trọng thể hay có lời nguyện trên dân chúng, thầy phó tế nói: "Anh chị em hay cúi mình nhận lãnh phép lành". Khi vị tư tế ban phép lành xong, thầy phó tế dùng những lời sau đây mà giải tán dân chúng: "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an".
186. Sau đó, cùng với vị tư tế, thầy hôn kính bàn thờ, và khi đã kính cẩn bái chào bàn thờ, thầy trở về cùng một cách như khi tiến ra.
C. Những phần việc của thầy giúp lễ
187. Các phần việc mà thầy giúp lễ có thể làm thuộc nhiều loại khác nhau; lại có nhiều phần việc phải làm cùng một lúc. Vậy nên phân phối các phần việc đó cho nhiều người. Nhưng nếu chỉ có một thầy giúp lễ có mặt, thầy sẽ thi hành những gì quan trọng hơn; còn các việc khác, thì trao cho những người giúp lễ khác.
Nghi thức đầu lễ
188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá đi giữa hai người giúp cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy đặt thánh giá gần bàn thờ, để thành thánh giá bàn thờ, nếu không thì đem cất vào nơi xứng đáng. Rồi thầy về chỗ của mình trong cung thánh.
189. Trong suốt buổi cử hành, nhiệm vụ của thầy giúp lễ là đến gần vị tư tế, hoặc phó tế, mỗi khi cần, để đưa sách và giúp các ngài trong những gì cần thiết. Do đó, nên hết sức dành cho thầy một chỗ thuận tiện, để thầy dễ dàng lo phần việc của mình nơi ghế ngồi hay tại bàn thờ.
Phụng vụ Thánh Thể
190. Nếu không có thầy phó tế, thì sau lời nguyện cho mọi người, và khi vị tư tế còn ở tại ghế, thầy giúp lễ đặt khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ lên bàn thờ. Rồi, nếu cần, thầy giúp vị tư tế tiếp nhận lễ phẩm do giáo dân dâng tiến, và, nếu tiện, đưa bánh rượu tới bàn thờ và trao cho vị tư tế. Nếu có xông hương, chính thầy đưa bình hương chovị tư tế và giúp ngài xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ. Rồi thầy xông hương vị tư tế và giáo dân.
191. Thầy có thừa tác vụ giúp lễ có thể giúp vị tư tế cho giáo dân rước lễ, nếu cần, với tư cách một thừa tác viên ngoại lệ.[xcviii] [98] Nếu cho rước lễ dưới hai hình, mà không có thầy phó tế, thầy cho họ rước Máu Thánh; nếu giáo dân rước lễ theo cách chấm, thì thầy cầm chén thánh.
192. Cho rước lễ xong, thầy có thừa tác vụ giúp lễ giúp vị tư tế hoặc phó tế lau và sắp xếp các bình thánh. Khi không có thầy Phó tế, thầy giúp lễ mang các bình thánh tới bàn phụ, tráng lau và sắp xếp các bình thánh tại đó.
193. Lễ xong, thầy giúp lễ cùng với các thừa tác viên khác, làm một với phó tế và vị tư tế, trở về phòng thánh theo kiểu đoàn rước cùng một cách và thứ tự như khi đi ra.
D. Những phần việc của thầy đọc sách
Nghi thức đầu lễ
194. Khi tiến ra bàn thờ, nếu không có thầy Phó tế, thầy đọc sách, mặc áo được chấp thuận, có thể mang sách Tin Mừng, nâng cao lên một chút; trong trường hợp này, thầy đi trước vị tư tế; còn nếu không, thầy đi với các người giúp khác.
195. Khi tới bàn thờ, cùng với những người khác, thầy kính cẩn bái chào bàn thờ. Nếu có mang sách Tin Mừng, thầy bước tới bàn thờ, đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ Sau đó, thầy cùng với các người giúp khác về chỗ của mình trong cung thánh.
Phụng vụ Lời Chúa
196. Thầy đọc các bài đọc trước bài Tin Mừng trên giảng đài. Khi không có ca viên, thầy cũng có thể đọc thánh vịnh và đáp ca sau bài đọc thứ nhất.
197. Khi không có thầy phó tế, thì sau lời dẫn nhập của vị tư tế, thầy đọc sách có thể xướng các ý nguyện của lời nguyện cho mọi người.
198. Nếu không hát ca nhập lễ hoặc ca hiệp lễ, và giáo dân không đọc các ca nhập lễ hoặc ca hiệp lễ ghi trong Sách Lễ, thì thầy đọc sách đọc các ca nhập lễ hoặc ca hiệp lễ vào lúc thích hợp (x. nn. 48, 87).
II. THÁNH LỄ ÐỒNG TẾ
199. Việc đồng tế biểu lộ thích đáng sự hiệp nhất của chức tư tế và hy lễ, cũng như của toàn thể dân Chúa. Do chính nghi thức, buộc phải có đồng tế trong nghi lễ truyền chức Giám Mục và linh mục, trong lễ Chúc phong viện phụ và lễ Dầu.
Cũng khuyên nên đồng tế trong những trường hợp sau đây, trừ phi lợi ích của tín hữu đòi hỏi cách khác:
a. Thánh lễ Tiệc Ly chiều thứ Năm Tuần Thánh;
b. Thánh lễ vào các dịp họp Công Ðồng, Hội nghị các Giám Mục và Hội Ðồng Giám Mục;
c. Thánh lễ nhà dòng và Thánh Lễ chính trong các nhà thờ và nhà nguyện;
d. Thánh lễ trong mọi loại hội họp các linh mục triều hay dòng.[xcix] [99]
Mỗi vị tư tế được phép cử hành Thánh Lễ riêng, nhưng không được cùng lúc trong nhà thờ hay nhà nguyện có đồng tế. Tuy nhiên, không được phép dâng lễ riêng vào chiều thứ Năm Thánh (lễ Tiệc Ly) và đêm Vọng Phục Sinh.
200. Các linh mục đi hành hương được chấp nhận cho đồng tế, miễn là biết rõ tình trạng tư tế của các ngài.
201. Ở đâu số vị tư tế quá đông, thì có thể đồng tế nhiều lần trong cùng ngày, nếu có nhu cầu hay lợi ích mục vụ đòi hỏi làm thế; tuy nhiên phải đồng tế vào những thời gian kế tiếp nhau hay trong những nơi thánh khác nhau.[c] [100]
202. Chiếu theo luật, Giám Mục là người điều hành kỷ luật đồng tế trong mọi thánh đường và nguyện đường của giáo phận mình.
203. Phải hết sức quý trọng lễ đồng tế mà các linh mục trong mỗi giáo phận cử hành với Ðức Giám Mục của mình, trong lễ trạm, nhất là vào những dịp lễ trọng của năm phụng vụ, trong lễ phong chức tân Giám Mục giáo phận hay giám mục phó hoặc phụ tá của ngài, trong lễ làm phép dầu, lễ chiều Tiệc Ly, lễ kính các vị Thánh Sáng Lập Hội Thánh địa phương hay Thánh Bổn Mạng giáo phận, lễ giáp năm của Giám Mục, cuối cùng vào những dịp Hội Nghị hay viếng thăm mục vụ.
Cũng một lẽ ấy, khuyên nên đồng tế mỗi lần các linh mục hội họp với Giám Mục của mình, vào dịp tĩnh tâm hay hội họp nào khác. Trong những trường họp này, dấu chỉ sự hiệp nhấtcủa chức tư tế, cũng như của Hội Thánh, là đặc tính của mọi đồng tế, được biểu lộ một cách rõ ràng.[ci] [101]
204. Vì lý do đặc biệt của ý nghĩa nghi thức hay của ngày lễ, còn được phép tế lễ hay đồng tế nhiều lần trong cùng một ngày, trong những trường hợp sau đây:
a. Ai đã tế lễ hay đồng tế trong lễ dầu ngày thứ Năm Tuần Thánh, thì còn được tế lễ hay đồng tế trong Thánh Lễ chiều Tiệc Ly;
b. Ai đã tế lễ hay đồng tế lễ Vọng Phục Sinh, thì có thể tế lễ hay đồng tế lễ ngày Phục Sinh;
c. Trong lễ Giáng Sinh, mọi tư tế có thể tế lễ hay đồng tế ba Thánh Lễ, miễn là vào đúng thời điểm của những Thánh Lễ này;
d. Vào ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời, miễn là cử hành Thánh Lễ vào những thời gian khác nhau và giữ những điều đã qui định cho Thánh Lễ thứ hai và thứ ba.[cii] [102]
e. Nếu ai đồng tế với Giám Mục hay vị đặc sứ trong dịp Hội Nghị hay viếng thăm mục vụ, hoặc trong các dịp hội họp linh mục, thì có thể cử hành Thánh Lễ một lần nữa cho lợi ích giáo dân. Ðiều này cũng áp dụng cho các buỗi tụ họp các tu sĩ.
205. Trong bất cứ hình thức đồng tế nào, Thánh Lễ phải diễn tiến theo các qui luật chung (x. nn. 112198), tuy nhiên phải giữ hoặc thay đổi theo những điều nói sau đây.
206. Khi Thánh Lễ đã bắt đầu, không bao giờ được vào đồng tế hay tiếp nhận ai vào đồng tế.
207. Trên cung thánh phải chuẩn bị:
a. Ghế và sách cho các vị đồng tế;
b. Trên bàn phụ: chén thánh đủ lớn, hoặc nhiều chén thánh.
208. Nếu trong Thánh Lễ đồng tế không có phó tế, thì các phần vụ riêng của phó tế được vài vị đồng tế đảm trách.
Nếu không có thừa tác viên nào khác, thì giáo dân xứng đáng có thể làm thay, còn nếu không nữa, thì vài vị đồng tế thi hành.
209. Các vị đồng tế mặc lễ phục nơi phòng thánh hay một nơi khác xứng hợp, như thường mặc khi làm lễ một mình. Tuy nhiên khi có lý do chính đáng, chẳng hạn: đông số đồng tếquá mà thiếu lễ phục, thì các vị đồng tế, luôn luôn trừ vị chủ tế, có thể bỏ áo lễ, chỉ mang dây stola trên áo alba.
Nghi thức đầu lễ
210. Sau khi mọi sự đã chuẩn bị chu đáo, thì, thông thường, đi rước qua thánh đường để tới bàn thờ. Các vị đồng tế đi trước chủ tế.
211. Khi đến bàn thờ, các vị đồng tế và chủ tế bái sâu chào, rồi hôn kính bàn thờ, sau đó về chỗ ngồi của mình. Vị chủ tế, tùy nghi, xông hương thánh giá và bàn thờ, rồi về ghế.
Phụng vụ Lời Chúa
212. Trong phần phụng vụ Lời Chúa, các vị đồng tế ở tại chỗ, ngồi và đứng như vị chủ tế.
Khi Giám Mục chủ toạ, thì một linh mục, nếu không có phó tế, công bố Tin Mừng, sau khi xin và nhận phép lành. Nhưng không làm thế khi chủ tế là một linh mục.
213. Thông thường vị chủ tế, hay một trong các vị đồng tế diễn giảng.
Phụng vụ Thánh Thể
214. Phần chuẩn bị lễ phẩm ( xem nn. 139145) do chủ tế làm, các vị đồng tế khác ngồi tại chỗ.
215. Sau khi chủ tế đọc lời nguyện tiến lễ, các vị đồng tế tiến đến và đứng chung quanh bàn thờ, nhưng tránh gây trở ngại cho việc thi hành các nghi thức, và che khuất không cho giáo dân thấy rõ hành động thánh, cũng như gây trở ngại cho phó tế khi phải tiến đến bàn thờ làm nhiệm vụ mình.
Dù cho có mặt các vị đồng tế, phó tế vẫn phải thi hành thừa tác vụ của mình gần bàn thờ, khi giúp mở chén và sách. Tuy nhiên thầy nên đứng lui ra sau các vị ấy một chút.
Cách thức đọc Lời Nguyện Thánh thể
216. Chỉ một mình vị chủ tế hát hay đọc kinh Tiền Tuing. Còn kinh Thánh, Thánh, Thánh, thì mọi vị đồng tế cùng với giáo dân và ca đoàn hát hay đọc.
217. Xong kinh Thánh, Thánh, Thánh, các vị đồng tế đọc Lời Nguyện Thánh Thể theo cách được mô tả sau. Chỉ có chủ tế làm các cử chỉ, ngoại trừ khi ghi cách khác.
218. Những phần mà các vị đồng tế cùng đọc, và nhất là mọi người buộc phải đọc các lời truyền phép, thì phải đọc nhỏ tiếng, để cho giọng của chủ tế được nghe rõ ràng. Bằng cáchấy, giáo dân mới lãnh hội bản văn dễ dàng hơn.
Những phần mà mọi vị đồng tế cùng đọc, mà có ghi dấu nhạc trong Sách Lễ, thì nên hát.
Kinh Nguyện Thánh Thể I, hay Lễ Qui Rôma
219. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể I, hay Lễ Qui Rôma, một mình chủ tế dang tay đọc: "Lạy Cha rất nhân từ (Te igitur)".
220. Kinh cầu cho kẻ sống và kinh "Cùng hiệp thông" (Memento vivorum et Communicantes) nên để cho một trong các vị đồng tế luân phiên nhau đọc, dang tay và rõ tiếng.
221. Kinh "Vậy, lạy Cha" (Hanc igitur) lại do một mình chủ tế dang tay đọc.
222. Từ kinh "Lạy Cha, xin thánh hoa"?cho đến kinh "Lạy Cha, là Thiên Chúa toàn năng" (a "Quam oblationem" usque ad "Supplices"), chỉ một mình chủ tế làm các cử chỉ, tất cảcác vị đồng tế cùng đọc chung, theo cách sau đây:
a. Kinh "Lạy Cha, xin thánh hoá"? hai tay giơ về phía lễ phẩm;
b. Các kinh "Tối hôm trước ngày", "Cùng một thể thức ấy": chắp tay;
c. Các lời của Chúa: tay phải, nếu thấy tiện, giơ về phía bánh và chén; mắt nhìn bánh thánh và chén khi nâng lên cho xem thấy và sau đó, thì cúi mình sâu;
d. Các kinh "Vì vậy, lạy Cha" và "Xin Cha đoái nhìn": dang tay;
e. Kinh "Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng": cúi mình và chắp tay cho đến câu "tại bàn thờ này", rồi đứng thẳng lên và làm dấu khi đọc câu "tất cả chúng con được đầy tràn ơn phúc bởi trời".
223. Kinh cầu cho người qua đời và kinh "Xin cũng cho chúng con là tôi tớ tội lỗi": một trong các vị đồng tế luân phiên đọc, dang tay và rõ tiếng.
224. Ðến câu "Xin cũng cho chúng con là tôi tớ tội lỗi": mọi vị đồng tế đấm ngực.
225. Câu "Nhờ Người Cha không ngừng sáng tạo": một mình chủ tế đọc.
Kinh Nguyện Thánh Thể II
226. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, một mình chủ tế dang tay đọc: "Lạy Cha, Cha thật là Ðấng Thánh".
227. Từ kinh "Vì vậy, lạy Cha" cho đến kinh "Nguyện xin Cha đoái nhìn", mọi vị đồng tế cùng đọc chung theo cách sau đây:
a. "Vì thế, chúng con xin Cha": hai tay giơ về lễ phẩm;
b. "Khi bị nộp" và "Cùng một thể thức ấy": chắp tay;
c. Các lời của Chúa: tay phải, nếu thấy tiện, giơ hướng về bánh và chén; mắt nhìn Mình Thánh và Chén Thánh khi nâng lên cho thấy và sau đó thì cúi mình sâu;
d. "Vì thế, lạy Cha, giờ đây tưởng nhớ" và " Chúng con cúi xin Cha": dang tay.
228. Các lời cầu cho người sống: "Lạy Cha, xin nhớ đến Hội Thánh", và cho người qua đời: "Xin Cha cũng nhớ đến", một trong các vị đồng tế luân phiên dang tay đọc.
Kinh Nguyện Thánh Thể III
229. Trong Kinh Nguyện Thánh thể III, một mình chủ tế dang tay đọc: "Lạy Cha, Cha thật là Ðấng Thánh".
230. Từ "Vì vậy, lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha" cho đến "Nguyện xin Cha đoái nhìn": tất cả các vị đồng tế cùng đọc theo cách thức sau đây:
a. "Vì vậy, Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha": hai tay giơ về phía lễ phẩm;
b. "Trong đêm bị trao nộp" và "Cùng một thể thức ấy": chắp tay;
c. Các lời của Chúa: tay phải, nếu thấy tiện, giơ hướng về bánh và chén; mắt nhìn bánh thánh và chén khi nâng lên cho thấy và sau đó cúi mình sâu;
d. "Vì vậy, lạy Cha" và "Nguyện xin Cha đoái nhìn": dang tay.
231. Các lời chuyển cầu: "Nguyện xin Chúa Thánh Thần" và "Lạy Cha, xin cho hy lễ hoà giải này": một trong các vị đồng tế luân phiên dang tay đọc.
Kinh Nguyện Thánh thể IV
232. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV, từ câu "Lạy Cha chí thánh" cho đến "hoàn thành công cuộc thánh hoá muôn loài": một mình chủ tế dang tay đọc.
233. Từ "Vậy, lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần" cho đến "Lạy Cha, xin nhìn đến hy lễ": mọi vị đồng tế đều đọc theo cách thức sau đây:
a. "Vậy, lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần": hai tay giơ hướng về lễ phẩm;
b. "Lạy Cha chí thánh, khi đến giờ" và "Cùng một thể thức ấy": chắp tay;
c. Các lời của Chúa: tay phải, nếu thấy tiện, giơ hướng về bánh và chén; mắt nhìn bánh thánh và chén khi nâng cho thấy và sau đó cúi mình sâu;
d. "Vì vậy, lạy Cha, giờ đây" và "Lạy Cha, xin nhìn đến": dang tay.
234. Các lời chuyển cầu: "Lạy Cha, giờ đây" và "Lạy Cha nhân từ": một trong các vị đồng tế luân phiên dang tay đọc.
235. Còn về các Kinh Nguyện Thánh Thể khác, được Toà Thánh chuẩn nhận, thì theo các qui tắc ấn định cho chúng.
236. Vị chủ tế và các vị đồng tế cùng đọc vinh tụng ca cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, nhưng giáo dân không đọc.
Nghi thức hiệp lễ
237. Sau đó, vị chủ tế chắp tay đọc lời nhắn nhủ trước kinh Lạy Cha, rồi ngài cùng với các vị đồng tế dang tay đọc kinh Lạy Cha cùng với giáo dân.
238. Kinh "Lạy Cha, xin cứu chúng con" do một mình chủ tế dang tay đọc. Tất cả các vị đồng tế, cùng với giáo dân, tung hô kết thúc: "Vì Chúa là Vua".
239. Sau lời mời của phó tế, hay của một vị đồng tế, nếu không có phó tế: "Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau", mọi người trao cho nhau bình an. Chủ tế trao bình an cho những vị đồng tế gần nhất, trước khi trao cho thầy phó tế.
240. Trong khi hát hay đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa", các phó tế và vài vị đồng tế có thể giúp chủ tế bẻ bánh thánh để cho các vị đồng tế và giáo dân rước lễ.
241. Khi hoà bánh thánh vào rượu thánh xong, một mình chủ tế đọc thầm kinh "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" hay kinh "Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước".
242. Sau khi đọc xong lời nguyện trước rước lễ, chủ tế bái gối, lui ra một chút. Các vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và kính cẩn cầm lầy Mình Thánh Chúa tại bàn thờ, và tay phải cầm Mình Thánh, có tay trái đở phía dưới mà lui về chỗ của mình. Tuy nhiên, các vị đồng tế có thể đứng tại chỗ và nhận lấy Mình Thánh từ đĩa do vị chủ tế hoặc một hay nhiều vị đồng tế cầm đi ngang qua trước mặt các ngài, hay, chuyền đĩa cho người kế tiếp cho đến người cuối cùng.
243. Sau đó, chủ tế cầm lấy Mình Thánh được truyền phép trong chính Thánh Lễ ấy, nâng cao lên một chút trên đĩa hay trên chén, hướng về giáo dân và nói: "Ðây Chiên Thiên Chúa", rồi đọc tiếp cùng với các vị đồng tế và giáo dân: "Lạy Chúa, con chẳng đáng".
244. Rồi chủ tế hướng về bàn thờ, đọc thầm: "Xin Mình Thánh Chúa Kitô gìn giữ con" và kính cẩn rước lấy. Các vị đồng tế cũng làm như vậy khi các ngài rước lễ. Tiếp theo, chủ tếcho thầy phó tế rước lễ.
245. Có thể rước Máu Thánh hoặc uống trực tiếp chén thánh, hoặc bằng cách chấm, hoặc bằng thìa, hoặc bằng ống hút.
246. Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống trực tiếp chén thánh, có thể theo một trong hai cách sau đây:
a. Chủ tế cầm lấy chén và đọc thầm: "Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con", rồi uống một chút, đoạn trao chén cho phó tế hay một vị đồng tế. Sau đó ngài cho giáo dân rước lễ (x. nn. 160162).
Các vị đồng tế, từng người một, hay từng hai người nếu có hai chén, tiến đến bàn thờ, quì gối, rước Máu Thánh, lau miệng chén và trở về chỗ.
b. Chủ tế đứng tại giữa bàn thờ rước lấy Máu Thánh.
Các vị đồng tế có thể rước Máu Thánh tại chỗ mình từ chén thánh do phó tế hay một vị đồng tế đưa tới, hoặc chuyền chén thánh cho nhau. Chén thánh luôn luôn được lau bởi vị vừa uống hay bởi người trao chén. Ai đã rước Máu Thánh, thì trở về ghế mình.
247. Thầy phó tế kính cẩn rước hết tại bàn thờ Máu Thánh còn lại, nếu cần thì nhờ vài vị đồng tế giúp đỡ. Sau đó, đem chén thánh về bàn phụ, tại đây chính thầy hay thầy có chức giúp lễ tráng, lau và xếp đặt như thường lệ (x. n. 183).
248. Các vị đồng tế cũng có thể rước Mình Thánh đặt trên bàn thờ và liền sau đó, rước Máu Thánh.
Trong trường hợp này, chủ tế rước lễ dưới hai hình như thường lệ (x. n. 158), nếu ngài chọn cách thức rước chén thánh nào thì các vị đồng tế khác theo cách ấy.
Sau khi chủ tế rước lễ, chén thánh được đặt bên cạnh bàn thờ trên một khăn thánh khác. Các vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và rước Mình Thánh, sau đó đi qua bên cạnh bàn thờ và rước Máu Thánh, theo nghi thức rước chén thánh đã chọn, như nói trên.
Việc thầy phó tế rước lễ và tráng chén được thực hiện cùng một cách như trên.
249. Nếu các vị đồng tế rước bằng cách chấm, thì chủ tế rước Mình và Máu Thánh Chúa như thường lệ, tuy nhiên chú ý để lại trong chén đủ Máu Thánh cho các vị đồng tế rước. Sau đó, thầy phó tế, hay một vị đồng tế, đặt chén thành ở giữa bàn thờ hay bên cạnh bàn thờ trên một khăn thánh khác, cùng với đĩa đựng Mình Thánh.
Các vị đồng tế, từng người một, tiến đến bàn thờ, quì gối, cầm lầy Mình Thánh, nhúng một phần vào chén, rồi cầm đĩa hứng dưới miệng, rước lấy Mình Thánh đã nhúng đó, sau đó trở về chỗ ngồi lúc đầu lễ.
Phó tế cũng rước bằng cách chấm. Một vị đồng tế nói khi trao: Mình và Máu Chúa Kitô, phó tế đáp: Amen. Phó tế rước hết tại bàn thờ Máu Thánh còn lại, có thể nhờ vài vị đồng tếgiúp, nếu cần, rồi đem chén thánh đến bàn phụ, và chính thầy hay một thầy có chức giúp lễ tráng, lau và xếp đặt chén thánh.
Nghi thức kết thúc
250. Chủ tế làm như thường lệ những nghi thức kết thúc Thánh Lễ (x. nn. 166169), còn các vị đồng tế cứ ở tại chỗ.
251. Trước khi rời bàn thờ, mọi người bái sâu chào bàn thờ. Còn chủ tế hôn kính bàn thờ như thường lệ.
III. THÁNH LỄ CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI GIÚP
252. Trong Thánh Lễ vị tư tế cử hành mà chỉ có một người giúp và thưa, thì dùng nghi thức Thánh Lễ có giáo dân (x. nn. 120169), người giúp tùy nghi làm những phần việc của dân chúng.
253. Nều người giúp là phó tế, thì thầy sẽ chu toàn những phần việc của riêng mình (x. nn. 171186), và các phần việc khác của dân chúng.
254. Nếu không có lý do chính đáng và hợp lý, không được cử hành Thánh Lễ mà không có người giúp hay ít là một tín hữu. Trong trường hợp này, bỏ các lời chào, lời nhắn nhủ và phép lành cuối lễ.
255. Chén lễ được dọn trước hoặc trên bàn phụ bên cạnh bàn thờ, hoặc trên bàn thờ phía bên phải, còn Sách Lễ thì đặt phía bên trái.
Nghi thức đầu lễ
256. Vị tư tế, sau khi cúi sâu chào bàn thờ, đứng trước bàn thờ, làm dấu thánh giá, và nói: "Nhân danh Chúa Cha"; đoạn quay chào người giúp bằng một trong các công thức đềnghị; rồi làm việc thống hối.
257. Sau đó ngài tiến lên bàn thờ và hôn bàn thờ, đoạn đến bên Sách Lễ phía trái bàn thờ và đứng ở đó cho đến hết lời nguyện cho mọi người.
258. Sau đó ngài đọc ca nhập lễ, và kinh "Lạy Chúa, xin thương xót" và "Vinh danh", theo luật chữ đỏ.
259. Ðoạn, ngài chắp tay đọc "Chúng ta hãy cầu nguyện", ngưng một lát, rồi dang tay đọc lời nguyện nhập lễ. Cuối lời nguyện, người giúp thưa to: "Amen".
Phụng vụ Lời Chúa
260. Hết sức có thể nên đọc các bài đọc tại giảng đài hay tại một bục.
261. Xong lời nguyện nhập lễ, người giúp đọc bài đọc thứ nhất và thánh vịnh, rồi bài đọc hai, khi phải đọc, sau đó, Alêluia và câu kèm theo hay một bài ca khác.
262. Ðoạn vị tư tế cúi mình đọc "Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy", rồi đọc bài Tin Mừng. Kết bài ngài nói: "Ðó là Lời Chúa", người giúp thưa: "Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa". Vị tư tế hôn sách và đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng..."
263. Sau đó vị tư tế cùng với người giúp đọc kinh Tin Kính, theo luật chữ đỏ.
264. Tiếp theo là lời nguyện cho mọi người, cũng có thể đọc trong Thánh Lễ này, vị tư tế xướng các lời nguyện, người giúp thưa lại.
Phụng vụ Thánh Thể
265. Phụng vụ Thánh Thể được cử hành theo như Thánh Lễ có giáo dân, ngoại trừ những điều sau đây.
266. Sau lời tung hô cuối kinh kế tiếp kinh Lạy Cha, vị tư tế đọc kinh "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói", rồi thêm: "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh em", người giúp thưa: "Và ởcùng Cha". Tùy nghi vị tư tế trao bình an cho người giúp.
267. Ðoạn, trong khi đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa" cùng với người giúp, linh mục bẻ bánh thánh trên đĩa. Sau kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", ngài vừa hoà Mình và Máu Thánh vừa đọc thầm: "Xin Mình và Máu thánh".
268. Sau khi hoà trộn, vị tư tế đọc thầm: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" hoặc "Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước"; rồi bái gối, cầm bánh thánh và, nếu người giúp rước lễ, hướng về người ấy, nâng bánh thánh lên một chút trên đĩa, nói: "Ðây Chiên Thiên Chúa" và cùng với người ấy đọc: "Lạy Chúa, con chẳng đáng". Ðoạn, ngài quay mặt về?bàn thờ rước Mình Thánh Chúa Kitô. Nếu người giúp không rước lễ, thì sau khi quì gối xong, ngài quay mặt về bàn thờ, đọc thầm một lần: "Lạy Chúa, con chẳng đáng" và "Xin Mình Thánh Chúa Kitô gìn giữ con", rồi rước Mình Thánh Chúa Kitô. Ðoạn ngài cầm lấy chén và đọc thầm: "Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con" và rước lấy Máu Thánh.
269. Trước khi cho người giúp rước lễ, vị tư tế đọc ca hiệp lễ.
270. Vị tư tế tráng chén ở bên trái bàn thờ hay tại bàn phụ. Nếu chén được tráng ở bàn thờ, thì người giúp có thể đưa về bàn phụ, hay đặt bên trái bàn thờ.
271. Sau khi tráng chén xong, vị tư tế nên giữ thinh lặng một chút, rồi đọc lời nguyện hiệp lễ.
Nghi thức kết thúc
272. Nghi thức kết thúc được làm như trong Thánh Lễ có giáo dân. Bỏ lời: Lễ xong. Vị tư tế hôn kính bàn thờ như lệ thường và sau khi cúi mình sâu, ra về cùng với người giúp.
IV. VÀI QUI LUẬT CHUNG CHO MỌI HÌNH THỨC THÁNH LỄ
Việc tôn kính bàn thờ và sách Tin Mừng
273. Theo thói quen lưu truyền, việc tôn kính bàn thờ và sách Tin Mừng được biểu lộ bằng cách hôn. Nhưng, ở nơi nào cử chỉ ấy không phù hợp với tập tục và tinh thần địa phương, thì Hội Ðồng Giám Mục chỉ định một cách khác thay thế, với sự đồng ý của Toà Thánh.
Bái gối và cúi
274. Bái gối, nghĩa là gối phải nghiêng đụng đất, là cử chỉ thờ phượng, do đó dành cho Thánh Thể và Thánh Giá từ khi được tôn kính trọng thể trong phụng vụ thứ Sáu Thánh tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa, cho đến bắt đầu Vọng Phục Sinh.
Trong Thánh Lễ có ba lần bái gối, đó là sau khi nâng bánh thánh, sau khi nâng chén thánh và trước lúc hiệp lễ. Trong Thánh Lễ đồng tế có vài điều đặc biệt phải giữ về điểm này (x.nn. 210251).
Nếu nhà tạm có Thánh Thể được đặt trong cung thánh, thì vị tư tế, phó tế và các người giúp khác phải bái gối, khi đi đến bàn thờ hoặc khi rời bàn thờ, nhưng không bái gối trong lúc cử hành Thánh Lễ.
Ngoài ra, mọi người bái gối khi đi ngang trước Thánh Thể, trừ phi khi đi kiệu.
Những người mang thánh giá hay đèn thì thay vì bái gối, họ cúi đầu.
275. Cúi biểu lộ lòng tôn kính đối với những đấng, những người hoặc các dấu hiệu của họ. Có hai loại cúi: cúi đầu và cúi mình:
a. Cúi đầu khi đọc danh Ba Ngôi, và tên thánh Giêsu, Ðức Trinh Nữ Maria và vị thánh trong Thánh Lễ kính vị này.
b. Cúi mình hay cúi sâu khi chào kính bàn thờ, khi đọc các kinh "Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy" và "Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận", khi đọc câu trong kinh Tin Kính: "Bởi phép Chúa Thánh Thần", khi đọc câu trong Lễ Quy Rôma: "Chúng con nài xin Cha". Thầy phó tế cũng cúi mình khi xin phép lành trước lúc công bố Tin Mừng. Ngoài ra vịtư tế cũng nghiêng mình một chút khi đọc các lời của Chúa lúc truyền phép.
Việc xông hương
276. Xông hương diễn tả lòng tôn kính và cầu nguyện, như Thánh Kinh đã nói (x. Tv 140,2; Kh 8,3).
Ðược tuỳ ý xông hương trong bất cứ hình thức Thánh Lễ nào:
a. Khi đi rước tiến vào;
b. Ðầu lễ, xông hương thánh giá và bàn thờ;
c. Khi rước và công bố Tin Mừng;
d. Sau khi đặt bánh và chén rượu trên bàn thờ, xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ, cũng như vị tư tế và giáo dân;
e. Khi nâng bánh thánh và chén sau truyền phép.
277. Khi bỏ hương vào bình hương, vị tư tế làm dấu thánh giá chúc lành mà không đọc gì.
Trước và sau khi xông hương, cúi sâu chào những người hay những vật được xông hương, ngoại trừ bàn thờ và lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh Lễ.
Phải xông hương ba lần: Thánh Thể, di tích Thánh Giá và ảnh Chúa được trưng bày cho tôn kính công khai, lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh Lễ, thánh giá bàn thờ, sách Tin Mừng, nến phục sinh, vị tư tế và giáo dân.
Xông hương hai lần các di tích và ảnh các Thánh được trưng bày cho tôn kính công khai, và chỉ lúc đầu cuộc cử hành, khi xông hương bàn thờ.
Bàn thờ được xông hương bằng những cái lắc bình hương theo cách thức sau đây:
a. Nếu bàn thờ tách biệt vách tường, vị tư tế đi vòng chung quanh bàn thờ mà xông;
b. Nếu bàn thờ dính liền với vách tường, vị tư tế xông hương phía phải, rồi phía trái;
Nếu thánh giá đặt phía trên bàn thờ hay tại bàn thờ, thì xông hương thánh giá trước khi xông bàn thờ; trong những trường hợp khác, xông thánh giá khi đi ngang qua.
Vị tư tế xông hương lễ phẩm ba lần trước khi xông thánh giá và bàn thờ, hoặc xông theo hình thánh giá trên các lễ phẩm.
Việc tráng chén
278. Mỗi khi có mãnh vụn bánh thánh dính nơi các ngón tay, nhất là sau khi bẻ bánh hoặc cho giáo dân rước lễ, vị tư tế phải lau các ngón tay trên đĩa hoặc rửa nếu cần. Cũng phải thu lượm các mãnh, nếu chúng rơi ngoài đĩa thánh.
279. Các chén thánh được vị tư tế, phó tế hay thầy có chức giúp lễ tráng lau sau rước lễ hoặc sau Thánh Lễ, nên làm việc này tại bàn phụ. Tráng chén bằng nước hoặc bằng nước và rượu, và người tráng uống hết. Ðĩa thánh được chùi bằng khăn lau.
Phải liệu sao Máu Thánh còn lại sau khi cho rước được uống hết tại bàn thờ.
280. Nếu bánh thánh hay phần bánh thánh bị rơi vải, phải kính cẩn nhặt lấy, nếu có chút Máu Thánh rớt xuống chỗ nào, thì phải rửa nơi đó bằng nước, và sau đó đổ nước ấy vào giếng thánh đặt trong phòng thánh.
Việc hiệp lễ dưới hai hình
281. Xét về phương diện dấu chỉ, việc hiệp lễ dưới hai hình là hình thức đầy đủ hơn. Quả vậy, dưới hình thức này, dấu chỉ của bữa tiệc Thánh Thể được sáng tỏ hơn. Ý Thiên Chúa muốn thiết lập Giao Ước mới và vĩnh cửu trong Máu Thánh Chúa cũng được biểu lộ rõ ràng hơn. Ðồng thời, mối tương quan giữa bữa tiệc Thánh Thể và bữa tiệc cánh chung trong nước Chúa Cha được diễn tả minh bạch hơn.[ciii] [103]
282. Các vị chủ chăn phải lo liệu dùng cách nào thích hợp nhất để gợi lại trong tâm trí tín hữu, những người rước lễ cũng như những người dự lễ, giáo lý công giáo về hình thức hiệp lễ, theo ý Công Ðồng Triđentinô? Trước hết, phải nhắc cho các kitô hữu nhớ rằng theo đức tin công giáo, dù rước lễ dưới một hình, họ cũng lãnh nhận trọn vẹn Chúa Kitô và bí tích thực thụ. Bởi đó, về hiệu quả, người rước lễ dưới một hình thôi cũng chẳng thiệt mất ơn nào cần thiết cho sự cứu độ.[civ] [104]
Phải dạy cho họ biết trong việc phân phát các bí tích, Hội Thánh có quyền ấn định hoặc thay đổi những gì xét ra thuận tiện hơn cho việc tôn kính các bí tích, hay cho lợi ích của người lãnh nhận, theo biến chuyển của sự vật, thời đại và nơi chốn, tuy vẫn phải giữ nguyên vẹn những gì thuộc bản chất của bí tích.[cv] [105] Tuy nhiên, các ngài đồng thời cũng phải giáo huấn họ để họ ước muốn tham dự cách nhiệt tình hơn vào nghi thức thánh, qua đó dấu chỉ của tiệc Thánh Thể được biểu lộ cách đầy đủ hơn.
283. Ngoại trừ những trường hợp được nói đến trong các sách nghi thức, còn được rước lễ dưới hai hình:
a. Các tư tế không thể cử hành hay đồng tế Thánh Lễ;
b. Thầy phó tế và những người chu toàn một phận vụ nào đó trong Thánh Lễ;
c. Các thành viên của các cộng đoàn trong Thánh Lễ tu viện hoặc Thánh Lễ "cộng đoàn", các học viên chủng viện, tất cả những người dự tĩnh tâm hay tham gia hội nghị về tu đức và mục vụ.
Giám Mục giáo phận có thể định ra những quy tắc về rước lễ dưới hai hình cho giáo phận mình, các cộng đoàn tu sĩ và các nhóm nhỏ cũng phải tuân theo. Giám Mục cũng có năngquyền cho phép rước lễ dưới hai hình, mỗi lần vị chủ tế thấy là thích đáng, miễn là tín hữu được giáo huấn kỷ lưỡng và không có bất cứ nguy cơ xúc phạm đến Thánh Thể hoặc nghi thức gặp khó khăn vì đông người tham dự quá hay vì lý do nào khác.
284. Khi cho rước lễ dưới hai hình;
a. Thông thường thầy phó tế cho rước Máu Thánh, hoặc, nếu không có phó tế, thì linh mục, hay thầy có chức giúp lễ hay một thừa tác viên cho rước lễ ngoại thường khác, hay một tín hữu, được giao cho việc này, trong trường hợp cấp bách.
b. Phần Máu Thánh còn lại phải được rước hết tại bàn thờ bởi vị tư tế, phó tế, hay thầy có chức giúp lễ, đã cho rước chén và thầy này tráng, lau và xếp các bình thánh theo cách thường lệ.
Các tín hữu chỉ muốn rước dưới một hình bánh thôi, thì rước lễ dưới dạng này.
285. Ðể cho rước lễ dưới hai hình cần phải chuẩn bị:
a. Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống trực tiếp thì chuẩn bị một chén lớn cho đủ, hoặc nhiều chén, tuy nhiên luôn luôn dự kiến đừng để sau Thánh Lễ phải uống quá nhiều Máu Thánh còn dư lại.
b. Nếu rước bằng cách chấm, thì bánh thánh đừng quá mỏng hay quá nhỏ, nhưng dày một chút để khi chấm một phần vào Máu Thánh, có thể trao cho dễ dàng.
286. Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống chén thánh, người rước lễ sau khi đã chịu Mình Thánh, đi sang thừa tác viên cầm chén và đứng trước mặt. Thừa tác viên nói: "Máu Thánh Chúa Kitô"? người rước đáp: "Amen", và thừa tác viên đưa chén, người rước cầm chén bằng hai tay đưa lên miệng. Người rước uống một chút, trả lại chén cho thừa tác viên rồi lui gót; thừa tác viên dùng khăn lau miệng chén.
287. Nếu rước chén thánh bằng cách chấm, người rước cầm đĩa dưới miệng, tiến đến vị tư tế cầm chén thánh và bên cạnh ngài có thừa tác viên cầm bình Mình Thánh. Vị tư tế lấy bánh thánh, nhúng một phần vào chén, rồi đưa cho vừa nói: "Mình và Máu Chúa Kitô", người rước nhận lấy bằng miệng, rồi lui gót.
Ý Cầu Nguyện Tháng 12
“CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG HY VỌNG"
Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.
Giải Đáp Hôn Nhân & Gia Đình
Hạt Giống Đức Tin
Chuyên Đề
Đang Online
We have 33 guests and no members online
- 311/14/9 Đường 30/4, P. Phú Thọ,
Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương - This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- 0274 3822 586
- mfvietnam.org