Kính thưa cộng đoàn, khi nói đến hạn từ Truyền giáo, chúng ta cần hiểu Truyền giáo có nghĩa là gì? Truyền giáo trong tiếng Hy Lạp là Apostolos, có nghĩa là người được gửi đến, được sai đi; nó cũng trở thành tên của các Tông Đồ, tức là người được Chúa Giêsu sai đi truyền giáo. Còn trong tiếng La Tinh, truyền giáo được dịch bằng từ Missio, có nghĩa là sứ vụ, người được sai đi thực thi sứ vụ.

RA ĐI

Khánh Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16-20)

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ!

Như chúng ta đã biết, khánh Nhật Truyền Giáo là ngày dành riêng cho Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, với mục đích đổi mới dấn thân của mình cho sứ vụ truyền giáo. Bởi truyền giáo là nhiệm vụ cao cả của mọi Kitô hữu. Và đây cũng là điều mà công đồng Vaticanô II trong Sắc Lệnh “Ed Gentes” (Đến Với Muôn Dân) nhắc đi nhắc lại nhiều lần về việc rao giảng Tin Mừng; là bổn phận chính yếu, bổn phận căn bản của Giáo hội và của mọi Kitô hữu chúng ta. Quả thật, Công đồng đã làm nổi bật lên vấn đề truyền giáo, đã định nghĩa bản chất của Giáo hội là truyền giáo, và coi việc truyền giáo là nghĩa vụ tông đồ của mọi Kitô hữu, để chúng ta biết dấn thân ra đi rao giảng Tin Mừng. Theo Công đồng, “không một tín hữu nào đáng gọi là tín hữu mà có thể khước từ nhiệm vụ truyền giáo. Vì việc truyền giáo không thể là một việc tùy sở thích, nhưng mỗi tín hữu phải coi đây là vấn đề sống đạo, vấn đề sinh tồn của Giáo hội và là trách nhiệm của chính mình trước Chúa”. Như vậy, truyền giáo phải chăng cũng đòi buộc chúng ta biết sẵn sàng ra đi!

Kính thưa cộng đoàn, khi nói đến hạn từ Truyền giáo, chúng ta cần hiểu Truyền giáo có nghĩa là gì? Truyền giáo trong tiếng Hy Lạp là Apostolos, có nghĩa là người được gửi đến, được sai đi; nó cũng trở thành tên của các Tông Đồ, tức là người được Chúa Giêsu sai đi truyền giáo. Còn trong tiếng La Tinh, truyền giáo được dịch bằng từ Missio, có nghĩa là sứ vụ, người được sai đi thực thi sứ vụ.

Theo đó, phụng vụ lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy, việc Chúa Giêsu muốn gửi gắm công cuộc Truyền giáo của Ngài cho tất cả chúng ta, như xưa Ngài đã trao cho các môn đệ. Để các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng Nước Trời cho hết thảy mọi người, bằng lệnh truyền: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em”.

Quả thật, với lệnh truyền của Chúa Giêsu, có rất nhiều phương cách để chúng ta ra đi tiếp nối sứ mạng của Ngài, nhưng điều quan trọng là chúng ta có dám bước đi hay không mà thôi! Điều đó, ắt hẳn còn tùy thuộc vào lòng can đảm của mỗi người. Như vậy, chúng ta có nhất thiết phải ra đi truyền giáo hay không? Và liệu rằng, chúng ta có đủ can đảm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, để dấn thân cho sứ mạng cao cả ấy hay không? Thật vậy, công cuộc truyền giáo luôn đòi hỏi chúng ta sẵn sàng cất bước ra đi, đến những miền đất mới, những nơi hạt giống Tin Mừng chưa được gieo vãi, để chúng ta xây dựng Nước Chúa. Bởi thế, việc truyền giáo chẳng những đòi hỏi chúng ta phải có đức tin vững mạnh, mà còn có lòng can đảm thật sự, để chúng ta ra đi dấn thân cho sứ mạng của Chúa. Chúng ta hãy trở nên như Abraham, dám chấp nhận bỏ lại tất cả, sẵn sàng ra đi, dù không biết trước những gì sẽ đến, những gì sẽ xảy ra cho mình. Chúng ta hãy cứ can đảm bước đi trong đức tin, bước đi trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Hay như Phaolô, vị tông đồ của dân ngoại. Phaolô cũng hiên ngang ra đi truyền giáo, dám can đảm ra đi mà không sợ bị bắt bớ, bị gông cùm, bị tù đày và thậm chí phải mất cả mạng sống, cũng chỉ để cho công cuộc truyền giáo của Chúa Giêsu được tiếp nối đó sao!

Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người và cho con người phẩm giá và tự do. Thế nên, trên những đặc quyền ấy, Thiên Chúa vẫn hằng mong muốn chúng ta cất bước ra đi xây dựng Nước Trời giữa lòng thế gian này, để cho con người biết đàng quay về với Ngài. Vì chính Chúa Giêsu đã đến thế gian, đã ra đi để mang chúng ta về với Chúa Cha. Bởi thế, khi nhìn lại khoảng thời gian suốt ba năm rao giảng công khai của Chúa Giêsu, Ngài đã đi rao giảng khắp nơi, Ngài không ngừng đi để kêu gọi mọi người: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Và đó chính là công cuộc truyền giáo đích thực mà Chúa Giêsu đã thực hiện.

Theo đó, ngay trong bài đọc I, Thiên Chúa đã mời gọi ngôn sứ Isaia ra đi cho sứ vụ của Người: “Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa, lên Nhà Thiên Chúa của Giacóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ”. Thật vậy, ngôn sứ Isaia đã trao mọi sự cho Thiên Chúa để Người dẫn dắt ông ra đi, trong vai trò là một nhà truyền giáo thực thụ. Ông dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân mà không màng gì đến sự sống của mình. Cũng vậy, ở bài đọc II, sách Công Vụ Tông Đồ có nói đến việc Chúa Giêsu sống lại, “Ngài lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các tông đồ thấy là Ngài vẫn sống”. Thật vậy, Ngài không những tỏ hiện cho các tông đồ thấy Ngài đã sống lại, mà còn mong muốn các ông ra đi làm chứng cho Ngài tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất nữa.

Thưa cộng đoàn, thành ngữ Hán-Việt có câu: “Không vào hang cọp sao bắt được cọp con”. Thật vậy, nếu chúng ta không có can đảm ra đi đương đầu với thử thách, thì làm sao ta thực hiện được lệnh truyền của Chúa Giêsu. Lẽ đó, truyền giáo là phải hiên ngang, can đảm ra đi giới thiệu Chúa cho mọi người ở bất cứ nơi nào ta đến, cho dù đó là vùng ngoại biên hay chỗ nước sâu. Bởi Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy can đảm bước ra khỏi mình, ra khỏi cái tôi hèn nhát, ra khỏi những rào cản định kiến, để mang mang Tin mừng của Chúa đi khắp nơi. Vì sứ vụ sai đi của Chúa Giêsu được khởi phát từ Chúa Cha; “Như Cha đã sai Thầy,Thầy cũng sai anh em”. Thế nên, Chúa Giêsu đã thực hiện sứ vụ của Ngài tại trần gian này bằng việc ra đi, Ngài cũng muốn chúng ta hãy ra đi truyền giáo như Ngài. Chúng ta hãy từ bỏ đi nếp sống cũ, con người cũ. Hãy để cho Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta ra đi trong sứ mạng cao cả ấy; vì Chúa và vì tha nhân. Bởi thế, trong Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có đề cập đến vấn đề truyền giáo là “đi đến những vùng ngoại biên”. Thật vậy, Đức Giáo Hoàng khuyến khích mọi người hãy bước ra khỏi sự quen thuộc hằng ngày của mình để đi đến những nơi xa xôi, với những người xa lạ ở vùng ven, vùng ngoại biên. Vì vấn đề truyền giáo hôm nay không chỉ là một lối sống thích ứng tích cực trong khuynh hướng toàn cầu hóa, nhưng còn là một phương thế, một giải pháp, để Tin Mừng của Chúa Giêsu được rao giảng cách rộng rãi hơn. Chính việc ra đi dấn thân đến những nơi xa xôi ấy đã làm nảy mầm hạt giống đức tin nơi tâm hồn người khác vốn đã bị tha hóa vì tội. Thật vậy, hôm nay đã có rất nhiều người dám can đảm ra đi dấn thân cho công cuộc truyền giáo. Họ đã ra đi, đã chạm đến những trái tim đang đau khổ của những người chưa quen Chúa, giúp họ nhận biết và quay về với Ngài. 

Ước mong rằng, chúng ta hãy sống sứ vụ loan báo Tin mừng bằng việc dám can đảm ra đi, thoát ra khỏi những tiện nghi vốn có, để đến và làm chứng cho Chúa nơi miền đất mới. Chúng ta hãy trở nên như những Phanxicô Xaviê, dám đặt cả cuộc đời và mạng sống của mình cho Chúa trong công cuộc truyền giáo. Vì đó là điều thật sự cần thiết trong bối cảnh thế giới hôm nay, dù có nhiều gian lao sóng gió và đôi khi thất bại, chúng ta hãy có cái nhìn lạc quan, tin tưởng và hy vọng. Nếu không, thay vì loan báo Tin mừng bình an và ơn cứu độ của Chúa cho những người chưa nhận biết Ngài, chúng ta lại gieo sự sợ sệt, ác cảm… cho những người muốn tìm đến với Ngài. 

Quả thật, những vùng truyền giáo mới luôn có đầy cạm bẫy vây quanh, nhưng đó lại là những vùng mỡ màng để gieo hạt giống Tin Mừng. Nếu chúng ta là những thợ gặt lành nghề, dám can đảm ra đi cùng với ơn Chúa giúp, chúng ta vẫn luôn hy vọng mang về những bó lúa thơm nồng, trong cánh đồng truyền giáo hôm nay. Nếu chúng ta có khả năng sống và làm chứng cho Tin mừng, chúng ta có thể giúp nhiều người nhận biết và yêu mến Chúa hơn. Nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn trợ lực cho chúng ta, để chúng ta hăng say ra đi dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng Nước Trời. Amen.

Tu sĩ Giuse Nguyễn Vũ Long, M.F.

Ý Cầu Nguyện Tháng 12

“CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG HY VỌNG"

Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.

Giải Đáp Hôn Nhân & Gia Đình

Số 09 – Ngăn Trở Tiêu Hôn - P2
  Giải Đáp Hôn ...
Số 08 – Ngăn Trở Tiêu Hôn
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 07 - Ly Thân Theo Giáo Luật
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 06 - Đặc Ân Thánh Phêrô
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 05 - Đặc Ân Thánh Phaolô
Giải Đáp Hôn Nhân ...

Hạt Giống Đức Tin

Hạt Giống Đức Tin 96
Chúng ta đứng trước ...
Hạt Giống Đức Tin 95
Mừng lễ Chúa Kitô ...
Hạt Giống Đức Tin 94
“Ai muốn cứu mạng ...
Hạt Giống Đức Tin 93
"Thấy vậy mà không ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 92
Từ ngàn xưa người ...

Đang Online

We have 235 guests and no members online

  • 311/14/9 Đường 30/4, P. Phú Thọ,
    Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • 0274 3822 586
  • mfvietnam.org