Là bụi tro rồi cũng sẽ trở về với tro bụi. Nhưng từ thứ bụi tro này đến thứ bụi tro khác lại là hành trình của một kiếp nhân sinh. Hành trình được sinh ra, lớn lên, già yếu, bệnh tật và chết đi. Tuy nhiên, điều mà nhiều người đặt ra, đó là: chết rồi sẽ đi về đâu? Bên kia cái chết là gì?

SỰ SỐNG ĐỜI SAU

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ

Là bụi tro rồi cũng sẽ trở về với tro bụi. Nhưng từ thứ bụi tro này đến thứ bụi tro khác lại là hành trình của một kiếp nhân sinh. Hành trình được sinh ra, lớn lên, già yếu, bệnh tật và chết đi. Tuy nhiên, điều mà nhiều người đặt ra, đó là: chết rồi sẽ đi về đâu? Bên kia cái chết là gì? Những người không có đạo Công giáo hoặc đạo khác thì cho rằng: Chết là hết hoặc sau khi chết sẽ đầu thai vào một kiếp khác. Còn chúng ta, những người Công giáo chúng ta không như vậy. Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng chết không phải là hết. Cái chết không kết thúc cuộc sống chúng ta một cách vô nghĩa.

Bài Tin Mừng ngày hôm nay thuật lại việc một số người thuộc phái Sađốc đến chất vấn Chúa Giêsu về vấn đề có sự sống đời sau hay không? Khi Chúa Giêsu trả lời những người phái Sađốc: “Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần”. Chúa Giêsu đã mặc khải những chân lý.

Thứ nhất: CÓ CUỘC SỐNG KHÁC Ở BÊN KIA CÁI CHẾT.

Nhóm Biệt Phái tin linh hồn bất tử và tin có sự sống lại của thân xác, vì thế nhóm này đồng tình với Chúa Giêsu về kẻ chết sống lại. Trái lại, nhóm Sađốc là những người quí tộc Do thái thời ấy, phần đông gồm các hàng tư tế giàu có, giữ những địa vị cao nhất trong đạo Do thái. Họ lấy Ngũ Thư của Mô-sê làm tiêu chuẩn độc nhất về đạo lý, mà những sách này không nói rõ ràng về sự sống lại, nên đối với họ chết là hết. Họ không tin có sự sống lại và không tin có thiên thần.

Câu trả lời: “những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau”, nghĩa là Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta thấy chắc chắn có sựu  sống đời sau. Không chỉ ở chỗ này mà Chúa Giêsu nhiều lần nhắc đến cuộc sống sau cái chết như dụ ngôn người giàu có và La-gia-rô, hay trong dụ ngôn về ngày phán xét, dụ ngôn lúa đồng và cỏ dại. Quả thật, nếu không có sự sống lại sau cõi chết, thì niềm tin của chúng ta trở nên mù quáng, điều này cũng đã được chính thánh Phaolô diễn tả khi nói: "Nếu chết là hết, thì quả thực chúng ta là những kẻ khốn nạn nhất trong cả thiên hạ" (x. Cr 15,19). Kết thúc của kinh Tin kính, chúng ta đã tuyên xưng: Tôi tin xác loài người này sau sống lại. Niềm xác tín đó phải giúp chúng ta nhìn ra, sau cuộc sống trần gian, chúng ta còn có một cuộc sống khác bền vững và trường cửu.

Thứ hai: CUỘC SỐNG Ở BÊN KIA RẤT KHÁC VỚI CUỘC SỐNG HIỆN TẠI. 

Khác ở những điểm sau:

Trước hết: Chỉ những ai được tuyển chọn mới được vào Nước Chúa. Sự sống đời sau có đó,  nhưng không phải ai cũng vào được. Chỉ có những người được xét là xứng đáng mới được vào. Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa đã nói tới việc tuyển chọn này. Chúa sẽ loại chiên ra khỏi dê, lúa tốt ra khỏi cỏ dại, cá tốt ra khỏi cá xấu. Tiêu chuẩn để chọn lựa là Tám mối phúc, nhất là giới răn bác ái yêu thương.

Thứ đến: Sẽ chẳng có lấy vợ lấy chồng, sẽ chẳng cần sinh con để nối dõi vì người ta không bao giờ chết nữa. Tai sao không chết lại liên quan tới chuyện hôn nhân? Vì hôn nhân là nhằm sinh con đẻ cái, một hành động kéo dài cuộc sống của mình. Khi mình chết đi thì sự sống của mình sẽ nằm nơi con cái. Nói cách khác, sinh con đẻ cái, cha truyền con nối là muốn mình được sống mãi trong con cái. Nhưng nay, Sự sống đó không còn lệ thuộc bởi việc dựng vợ gả chồng vì con người đã tham dự vào sự sống bất diệt của Đấng hằng sống. Sự sống đó cũng không còn lệ thuộc bởi vật chất, hay bởi danh lợi thú vì con người không còn cảm thấy thiếu thốn mà đã đạt đến sự sung mãn trong sự sống thần linh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa hằng sống và con người là hình ảnh của Thiên Chúa, nên con người cũng được thừa hưởng sự sống thần linh của Chúa.

Sau nữa: Người ta sẽ giống như thiên thần. Họ sẽ bước vào cuộc sống thần thiêng như các thiên thần, cuộc sống của họ lúc này là trường sinh bất tử, sung mãn, trọn vẹn và tồn tại muôn đời với Đấng Hằng Hữu. Công việc của họ chính là ca ngợi Chúa trong vinh quang Nước Trời như các thiên thần, bởi vì: Thiên Chúa vẫn là Đấng Hằng Hữu, là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải là một vị Thiên Chúa của kẻ chết. Thân xác của chúng ta sẽ được biến đổi để giống như các thiên thần. Đây chính là niềm vui, là sự khích lệ cho cuộc đời chúng ta. Đau khổ cuộc đời này sẽ qua. Những khốn khó trần gian sẽ qua đi. Cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ. Sự sống thần linh mới là vĩnh cửu. Cuộc sống đó không còn những tranh chấp của danh lợi thú, không còn những khổ đau của thiếu thốn, không còn nước mắt của dòng đời bể khổ mà chỉ còn hạnh phúc viên mãn bên Chúa mà thôi.

SỐNG NIỀM TIN VỀ SỰ SỐNG LẠI

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ!

Chúng ta xác tín về sự sống đời sau, thì chúng ta phải sống làm sao để khi chấm dứt cuộc sống này, mình được bước vào sự sống vĩnh cửu trong Nước Chúa. Chúa Giêsu đòi những ai muốn vào Nước Thiên Chúa phải qua cửa hẹp: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào”, phải đi con đường thập giá, phải can đảm chống lại các cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, đồng thời luôn làm theo thánh ý Chúa Cha như Chúa Giê-su dạy: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). 

Câu chuyện 7 anh em nhà Macabê trong bài đọc thứ nhất là một minh chứng về sự lựa chọn và chiến đấu để vào nước Chúa: Dù bị tra tấn, hành hạ và giết hại nhưng không ai trong họ chối bỏ luật Chúa. Họ đã khẳng khái trả lời khi bị tra tấn: “Thà tôi chịu chết ở trong tay người đời mà hi vọng Thiên Chúa cho sống lại vẫn hơn, còn nhà vua, nhà vua sẽ không sống lại để được sống đời đời đâu”. Hay kề cận với chúng ta nhất là 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, các ngài là những nhân chứng sống động đã dùng chính cái chết của mình để minh chứng cho đức tin vào sự sống lại trong Nước Chúa. Phải vâng lời Chúa hơn vâng lời thế gian, thà chết chứ chẳng thà phản bội Chúa. Bằng một lời nói, hay một hành động, các ngài có thể giải thoát mình khỏi những cực hình dã man, nhưng các ngài không làm thế vì các ngài đã xác tín vào lời Chúa: Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích chi. 

Ngày hôm nay, chúng ta không còn những bạo chúa bách đạo bằng gươm đao súng đạn, nhưng đề sống niềm tin đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn và chiến đấu qua cửa hẹp. Lựa chọn con đường thập giá là những chọn lựa có thể phải đánh đổi rất nhiều. Những lựa chọn đó nhiều khi khiến ta rơi lệ, những dòng lệ đau đớn xót xa, đó thực là những cuộc tử đạo liên lỷ, cuộc tử đạo không thấy máu. Vì máu chỉ rỉ trong tâm hồn. Cuộc tử đạo không thấy lệ, vì lệ đã nuốt ngược vào trong. Nhưng có lựa chọn như thế ta mới xứng đáng là môn đệ Chúa. Chính những lựa chọn đó đem lại cho ta sự sống đích thực.  

Nhưng quả thật, để sống chứng tá cho niềm tin của mình không hề đơn giản một chút nào. Trần gian này quá đẹp khiến ta mải mê mà con người chúng ta quá yếu đuối và mòng dòn, dễ bị chi phối bởi những điều tác hại từ bên ngoài. Tự chúng ta không thể đủ sức để vươn tới sự sống đời sau, nhưng phải cần đến ân sủng của Chúa. Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai đã dạy chúng ta cầu nguyện xin ơn Chúa: “Nguyện xin Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ðấng đã thương yêu chúng ta và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời và lòng cậy trông tốt lành, xin Người khuyên bảo và làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành”. 

Lạy Chúa Giêsu, trần gian này quá đẹp khiến con mải mê, quên mình là lữ khách. Thiên đàng lại xa xôi, chẳng có chỗ trong lòng con. Con loay hoay vun quén cho đời sống cá nhân, như thể con sẽ sống mãi trong cuộc đời này. Xin khơi dậy trong con niềm khát khao những điều cao cả trên trời, và đừng để con mãn nguyện với những cái tầm thường nơi trần thế tạm bợ này. Amen.

Tu sĩ Phê rô Nguyễn Văn Sơn, M.F.

Ý Cầu Nguyện Tháng 12

“CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG HY VỌNG"

Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.

Giải Đáp Hôn Nhân & Gia Đình

Số 09 – Ngăn Trở Tiêu Hôn - P2
  Giải Đáp Hôn ...
Số 08 – Ngăn Trở Tiêu Hôn
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 07 - Ly Thân Theo Giáo Luật
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 06 - Đặc Ân Thánh Phêrô
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 05 - Đặc Ân Thánh Phaolô
Giải Đáp Hôn Nhân ...

Hạt Giống Đức Tin

Hạt Giống Đức Tin 96
Chúng ta đứng trước ...
Hạt Giống Đức Tin 95
Mừng lễ Chúa Kitô ...
Hạt Giống Đức Tin 94
“Ai muốn cứu mạng ...
Hạt Giống Đức Tin 93
"Thấy vậy mà không ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 92
Từ ngàn xưa người ...

Đang Online

We have 82 guests and no members online

  • 311/14/9 Đường 30/4, P. Phú Thọ,
    Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • 0274 3822 586
  • mfvietnam.org