Thế giới khó có thể trở nên ít hỗn loạn hơn. Nhưng chúng ta không nên để bản thân bị cuốn trôi bởi sự hỗn loạn này. Bằng cách chọn ít nhất một giá trị (một!) và kiện toàn nó, chúng ta có thể tạo ra những hòn đảo của tính chính trực trong một đại dương chia rẽ. Và khi đủ người làm điều này — không phải bằng cách áp đặt ý thức hệ, mà bằng cách sống theo đức hạnh — sự phân cực sẽ bắt đầu mất đi sức mạnh.

Quan Điểm: Chọn Một ‘Mỏ Neo Đạo Đức’ Để Vượt Qua Những Chia Rẽ?

Thế giới không cần thêm nhiều ý kiến. Nó cần nhiều mỏ neo đạo đức hơn. Và chúng ta có thể là những người thiết lập chúng. 

Thế giới ngày nay cảm thấy (và thực sự là) ngày càng phân mảnh. Sự phân cực chính trị và xã hội đã tạo ra những chia rẽ sâu sắc, niềm tin vào các nhà lãnh đạo đang suy giảm, và ngay cả những hình mẫu của chúng ta — dù trong chính trị, giải trí, kinh doanh hay lĩnh vực khác — thường không đạt yêu cầu. Nhiều người cảm thấy lạc lối trong một thế giới mà quyền lực thay thế nguyên tắc, và ý thức hệ che khuất tính chính trực.

Nhưng nếu con đường phía trước không phải là chọn một bên, mà là định hình bản thân bằng một mỏ neo đạo đức? Sẽ ra sao nếu thay vì bám víu vào những xu hướng thoáng qua, mỗi người trong chúng ta chọn ít nhất một giá trị không thể lay chuyển — công lý, dũng cảm, lòng tốt, hoặc công bằng — và sống theo giá trị đó một cách thật trọn vẹn?

Vượt qua ý thức hệ: Sức mạnh của một mỏ neo đạo đức duy nhất 

Trong những thời điểm không chắc chắn, con người thường quay sang các ý thức hệ — những thế giới quan cứng nhắc hứa hẹn sự rõ ràng nhưng thường làm sâu sắc thêm sự chia rẽ. Lịch sử cho thấy sức mạnh đạo đức thực sự không đến từ các khẩu hiệu hay đường lối của các đảng phái; nó đến từ những cá nhân thể hiện đức hạnh, bất chấp việc phải trả giá cho sự thực hành đức hạnh đó.

Hãy nghĩ đến Socrates, người theo đuổi sự thật ngay cả khi điều đó dẫn đến phiên tòa và cái chết của ông. Hay Jeanne d'Arc, người có dũng khí vượt lên trên các vấn đề chính trị. Hay Nelson Mandela, người chọn công lý thay vì trả thù cá nhân. Không ai trong số họ bị thao túng bởi ý thức hệ. Họ ảnh hưởng đến tòan thế giới bởi chính cam kết đạo đức nơi cuộc đời của họ.

Các Tổ phụ Đời đan tu — những tu sĩ Kitô giáo đầu tiên rút lui vào hoang mạc — không chỉ hiểu điều này, họ còn sống theo nó. Một số đã dành cả cuộc đời để nghiền ngẫm về một câu Thánh vịnh duy nhất, tin rằng bằng cách đi sâu vào một sự thật, họ có thể chạm đến toàn bộ trí tuệ thần thánh. Việc chọn Một Giá Trị không phải là sự giới hạn — mà là sự rộng mở.

Điều gì sẽ xảy ra nếu, thay vì định nghĩa bản thân theo các đảng phái chính trị, mỗi chúng ta đều tự hỏi: Giá trị duy nhất nào mà tôi từ chối phản bội?

Nhìn về các tác phẩm cổ điển: Nguồn mạch đạo đức qua các thời đại 

Trước khi chúng ta tuyệt vọng về sự thiếu hụt những nhà lãnh đạo có đức hạnh trong thế giới ngày nay, chúng ta nên nhớ rằng mỗi thời đại đều phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng đạo đức. Và trong mỗi thời đại, những câu chuyện về sự xuất sắc và đức hạnh đã xuất hiện và trở thành những nguồn mạch trí tuệ, cung cấp những lời giải đáp cho những vấn nạn của thời đại.

Sử thi: Cuộc hành trình của Odysseus dạy về sự kiên trì, Aeneid dạy về bổn phận.

Các triết gia: Khái niệm đạo đức của Aristotle nhắc nhở chúng ta rằng đạo đức được nuôi dưỡng qua việc thực hành.

Các thánh: Từ sự khiêm tốn của Thánh Phanxicô Assisi đến tình yêu triệt để của Thánh Teresa Calcutta, cuộc sống của họ cho thấy rằng sự thánh thiện không chỉ là về các quy tắc mà là về sự cam kết hoàn toàn với những giá trị tốt đẹp.

Những câu chuyện này không tồn tại để khiến chúng ta hoài niệm, mà để làm cho chúng ta trở nên tốt hơn. Nếu chúng ta rút ra bài học từ chúng, chúng sẽ trở thành những nguồn mạch, để chúng ta có thể đem ra sử dụng trong một thế giới thiếu những quy chuẩn rõ ràng về đạo đức.

Trở thành những ngọn hải đăng đạo đức: Sự kiện toàn bản sắc cá nhân trong một thế giới chia rẽ 

Điều tốt lành của cách tiếp cận này là nó không yêu cầu chúng ta thay đổi thế giới — nó chỉ yêu cầu chọn một giá trị và cam kết với nó hoàn toàn. Đó không phải là sự bảo thủ với những quan niệm truyền thống hay sự cấp tiến để thay đổi tư tưởng. Đó là về tính chính trực của mỗi cá nhân.

Nếu mỏ neo của bạn là công lý, bạn có thể áp dụng nó một cách công bằng hay không, ngay cả khi nó thách thức những thiên kiến cá nhân?

Nếu mỏ neo của bạn là lòng tốt, liệu bạn có thể mở rộng nó ngay cả với những người bất đồng quan điểm?

Nếu mỏ neo của bạn là lòng dũng cảm, bạn có thể nói lên sự thật khi điều đó gây ra sự không thoải mái cho mọi người?

Sự chuyển mình này — từ sự chia rẽ ý thức hệ đến kiện toàn bản sắc cá nhân — sẽ tạo ra nền tảng chung. Những người có niềm tin khác nhau có thể không bao giờ đồng ý về các chính sách, nhưng họ nhận ra và tôn trọng tính chính trực đạo đức khi họ thấy nó tồn tại. Phần tốt nhất của điều này: các giá trị tốt đẹp sẽ trở thành những "mạch máu" trong giao tiếp. Bằng cách cam kết với một giá trị, những giá trị khác sẽ được kết nối.

Nơi chúng ta có thể tìm thấy các nguồn mạch đạo đức 

Nếu chúng ta muốn làm đầy lại các nguồn mạch đạo đức trong thế giới của mình, chúng ta nên quay về đâu?

Câu trả lời có thể là các truyền thống tôn giáo, nơi đã bảo tồn trí tuệ trong nhiều thế kỷ.

Hoặc các ngành nhân văn và cổ điển, nơi cung cấp các mô hình đạo đức vượt ra ngoài thiên kiến hiện đại.

Hay các cộng đồng đức hạnh, nơi tình bạn và sự hướng dẫn thúc đẩy tính trách nhiệm nới mỗi cá nhân.

Thậm chí đó có thể là Lương Tâm của chính chúng ta, nếu chúng ta có kỷ luật để nuôi dưỡng nó.

Đây là những không gian mà các mỏ neo đạo đức được giữ vững — không phải như những lý tưởng trừu tượng, mà như những nguồn mạch định hình cách chúng ta hành động.

Thế giới khó có thể trở nên ít hỗn loạn hơn. Nhưng chúng ta không nên để bản thân bị cuốn trôi bởi sự hỗn loạn này. Bằng cách chọn ít nhất một giá trị (một!) và kiện toàn nó, chúng ta có thể tạo ra những hòn đảo của tính chính trực trong một đại dương chia rẽ. Và khi đủ người làm điều này — không phải bằng cách áp đặt ý thức hệ, mà bằng cách sống theo đức hạnh — sự phân cực sẽ bắt đầu mất đi sức mạnh.

Vì vậy, câu hỏi rất đơn giản: Giá trị nào là một trong những giá trị của bạn? Điều gì sẽ định nghĩa bạn — không phải bằng lời nói, mà bằng hành động?

Thế giới không cần thêm nhiều ý kiến. Nó cần nhiều mỏ neo đạo đức hơn. Và chúng ta có thể là những người thiết lập chúng.

Nguồn: Aleteia.org

Chuyển ngữ: Tôma Nguyễn Quốc Việt

- Ban Dịch Thuật MFVN

Ý Cầu Nguyện Tháng 03

“CẦU NGUYỆN CHO CÁC GIA ĐÌNH BỊ KHỦNG HOẢNG"

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình bị chia cắt tìm thấy sự tha thứ, chữa lành những tổn thương của họ, trong khi tái khám phá sự phong phú nơi người khác dẫu rằng có những khác biệt.

Giải Đáp Hôn Nhân & Gia Đình

Số 09 – Ngăn Trở Tiêu Hôn - P2
  Giải Đáp Hôn ...
Số 08 – Ngăn Trở Tiêu Hôn
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 07 - Ly Thân Theo Giáo Luật
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 06 - Đặc Ân Thánh Phêrô
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 05 - Đặc Ân Thánh Phaolô
Giải Đáp Hôn Nhân ...

Hạt Giống Đức Tin

Hạt Giống Đức Tin 106
Mở đầu bài Tin Mừng ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 105
Mùa Chay thật sự là ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 104
Trước hết, cám dỗ ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 103
Thông thường, trong ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 102
Tin mừng của ngày ...

Đang Online

We have 210 guests and no members online

Tìm Kiếm...


  • 311/14/9 Đường 30/4, P. Phú Thọ,
    Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • 0274 3822 586
  • mfvietnam.org