Như nhà truyền giáo và tác giả Elisabeth Elliot đã nói, “Chúa là Chúa. Nếu Ngài là Thiên Chúa, Ngài xứng đáng với sự thờ phượng và phục vụ của tôi. Tôi sẽ không tìm thấy sự nghỉ ngơi ở đâu ngoài ý muốn của Ngài, và ý muốn đó thì vô hạn, không thể đo lường, không thể diễn đạt vượt xa những khái niệm lớn nhất của tôi về những gì Ngài đang làm.”

Có Phải Những Điều Ác Vô Nghĩa Bác Bỏ Sự Tồn Tại Của Thiên Chúa?

Lập luận từ cái ác là lý do mạnh mẽ nhất để phủ nhận sự tồn tại của Thiên Chúa. Nó có hai phiên bản: Phiên bản đầu tiên là vấn đề logic của cái ác, và phiên bản thứ hai là vấn đề biện chứng của cái ác. Trong một bài viết khác, tôi (Dr. Christopher Kaczor) đã khám phá phiên bản logic—khẳng định rằng bất kỳ điều ác nào, thậm chí chỉ một cơn say rượu, cũng bác bỏ sự tồn tại của Chúa. (Evil is real, but it is not a real thing, it is not subjective but it is not substance. Tạm dịch: Sự dữ là có thật, nhưng nó không phải là một hữu thể thật, nó không có tính chủ thể và cũng không phải là một thực tại)

Cách tiếp cận khác—phiên bản biện chứng—đối với vấn đề cái ác có thể được hình thành qua hai tiền đề. (1) Nếu có những điều ác vô nghĩa (hoặc không cần thiết) trong thế giới, thì Chúa không tồn tại. (2) Có những điều ác vô nghĩa trong thế giới. Do đó, Chúa không tồn tại.

Điều gì được hiểu ở đây bởi “điều ác vô nghĩa” hoặc “không cần thiết”? Những điều ác vô nghĩa là những điều ác không được biện minh bởi một điều tốt cao hơn hoặc bởi việc tránh né một điều ác lớn hơn.

Làm thế nào chúng ta biết rằng có những điều ác vô nghĩa? Chúng ta có thể trả lời câu hỏi đó bằng cách xem xét điều ngược lại. Làm thế nào chúng ta biết khi một điều ác cụ thể không phải là vô nghĩa?

Không phải là vô nghĩa khi một người đàn ông chết để bảo vệ gia đình khỏi kẻ tấn công; tốt hơn cho người đàn ông đó là chết và cứu gia đình hơn là tất cả cùng chết. Không phải là vô nghĩa khi một kẻ bắt cóc phải chịu án phạt là mất đi sự tự do của y trong nhà tù. Nếu những kẻ bắt cóc không bị trừng phạt, những người có ý định bắt cóc có thể sẽ không bị răn đe. Vì vậy, một hình phạt công bằng, mặc dù là điều ác đối với người bị phạt, được biện minh một phần như một biện pháp răn đe đối với những kẻ làm điều sai trái tiềm tàng. Hơn nữa, nếu những kẻ bắt cóc không bị bắt và trừng phạt, chúng có thể tiếp tục hành vi bắt cóc, gây nguy hiểm và bất an trong cộng đồng. Do đó, việc bảo vệ cộng đồng là một lý do khác để trừng phạt những kẻ cắp. Và, trong một số trường hợp, việc bị bắt và kết án thực sự giúp ích cho chính kẻ làm điều sai trái. Một số người chỉ ngừng làm điều ác khi có người khác ngăn cản họ; một số người chỉ bắt đầu cải thiện khi bị trừng phạt vì hành vi sai trái của bản thân. Hơn nữa, có điều tốt một cách nội tại trong một hình phạt công bằng. Một hình phạt công bằng tước đi của kẻ làm điều sai trái một điều tốt mà họ không còn xứng đáng để hưởng thụ. Vì vậy, thật tốt khi một tên cướp phải trả lại tài sản bị đánh cắp, mặc dù điều này có thể gây ra đau khổ cho tên cướp.

Khiêm tốn thừa nhận hai điều: sự giới hạn của kiến thức hiện tại và khả năng đạt được sự hiểu biết lớn hơn.

Làm thế nào chúng ta biết một điều ác cụ thể có mục đích thay vì vô nghĩa? Đôi khi chúng ta có thể thấy mục đích đó. Chúng ta thường chọn gây ra đau khổ vì chúng ta có thể thấy rằng điều đó sẽ đảm bảo một điều tốt lớn hơn hoặc giúp chúng ta tránh né một điều ác lớn hơn. Ví dụ, việc đến nha sĩ để trám một cái răng và ngăn ngừa nhiễm trùng là điều xứng đáng với nỗi đau phải chịu.

Nhưng trong những trường hợp khác, chúng ta chỉ thấy được mục đích của sự đau khổ của mình khi nhìn lại. Hầu như ai cũng có thể nhớ lại những lúc trong cuộc sống khi điều gì đó xấu xảy ra nhưng dẫn đến điều tốt. Câu chuyện về người nông dân Trung Quốc minh họa rằng điều tốt không lường trước có thể đến từ sự đau khổ.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chúng ta có thể trải qua đau khổ mà không thấy được mục đích. Nhưng nếu tôi không thể thấy được mục đích của sự đau khổ của mình, thì không thể kết luận rằng không có mục đích. Rốt cuộc, tôi đã trải qua nhiều lần mà dường như là sự đau khổ vô nghĩa nhưng sau đó nhận ra rằng điều tốt—thực sự, điều tốt lớn—đã đến từ sự đau khổ đó.

Dưới đây là một cách khác để diễn đạt ý tưởng. Giả sử bạn không thể thấy được mục đích của Công Thức Thuyết Tương Đối: E=mc². Ai đó sau đó cố gắng làm rõ điều đó cho bạn: “Năng lượng E của một hạt trong khung tham chiếu tĩnh của nó là sản phẩm của khối lượng (m) với tốc độ ánh sáng bình phương (c²).” Ngay cả với sự làm rõ này, bạn vẫn có thể không thấy được mục đích, ý nghĩa, hay mục tiêu của câu khoa học này. Liệu có thể kết luận rằng không có mục đích nếu bạn hoặc tôi không thể hiểu E=mc² ngay bây giờ? Có thể bạn hoặc tôi có thể hiểu được ý nghĩa của nó nếu chúng ta tham gia một khóa học vật lý tại các trường đại học, nhưng hiện tại chúng ta không thể. Nhưng điều đó không chứng minh rằng công thức khoa học này không có mục đích.

Tương tự, không thể kết luận rằng không có mục đích cho sự đau khổ chỉ vì ai đó không thấy được mục đích của một phần đau khổ cụ thể. Sự hiểu biết của con người là có giới hạn. Có vô số điều mà chúng ta không biết—như cách chữa tất cả các dạng ung thư, chẳng hạn—nhưng điều đó không có nghĩa là không có phương pháp chữa trị hoặc rằng chúng ta sẽ không bao giờ biết được phương pháp chữa trị. Sự thiếu hiểu biết hiện tại của chúng ta không phải là lý do để tin rằng một câu trả lời là không thể. Khiêm tốn thừa nhận hai điều: sự giới hạn của kiến thức hiện tại và khả năng đạt được sự hiểu biết lớn hơn.

Như nhà triết học Justin P. McBrayer chỉ ra,

Chủ nghĩa hoài nghi thần học là quan điểm cho rằng Chúa tồn tại nhưng chúng ta nên hoài nghi khả năng của mình trong việc nhận biết lý do của Chúa cho việc hành động hoặc không hành động trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Cụ thể, theo chủ nghĩa hoài nghi thần học, chúng ta không nên cho rằng sự không thể nghĩ ra một lý do tốt cho việc làm hoặc cho phép điều gì đó là chỉ dấu cho việc liệu Chúa có thể có lý do tốt cho việc làm hoặc cho phép điều gì đó hay không. Nếu có một vị Chúa, Ngài biết nhiều hơn chúng ta về các sự kiện liên quan, và do đó sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Ngài có những lý do cho việc làm hoặc cho phép điều gì đó mà chúng ta không thể hiểu được.

Chỉ vì chúng ta có thể không biết ngay bây giờ tại sao Chúa cho phép một điều ác cụ thể, không có nghĩa là điều ác đó là vô nghĩa. Đây là một sai lầm khi lập luận rằng “Tôi không biết tại sao X xảy ra” và kết luận “do đó X là vô nghĩa.”

Như nhà truyền giáo và tác giả Elisabeth Elliot đã nói, “Chúa là Chúa. Nếu Ngài là Thiên Chúa, Ngài xứng đáng với sự thờ phượng và phục vụ của tôi. Tôi sẽ không tìm thấy sự nghỉ ngơi ở đâu ngoài ý muốn của Ngài, và ý muốn đó thì vô hạn, không thể đo lường, không thể diễn đạt và vượt xa những khái niệm lớn nhất của tôi về những gì Ngài đang làm.” Hoặc, như mục sư Tim Keller đã nói, “Chỉ vì bạn không thể thấy hoặc tưởng tượng ra một lý do tốt tại sao Chúa có thể cho phép điều gì đó xảy ra không có nghĩa là không thể có một lý do như vậy.”

Nguồn: Wordonfire.org

Chuyển ngữ: Ban Dịch Thuật MFVN

 

Ý Cầu Nguyện Tháng 03

“CẦU NGUYỆN CHO CÁC GIA ĐÌNH BỊ KHỦNG HOẢNG"

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình bị chia cắt tìm thấy sự tha thứ, chữa lành những tổn thương của họ, trong khi tái khám phá sự phong phú nơi người khác dẫu rằng có những khác biệt.

Giải Đáp Hôn Nhân & Gia Đình

Số 09 – Ngăn Trở Tiêu Hôn - P2
  Giải Đáp Hôn ...
Số 08 – Ngăn Trở Tiêu Hôn
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 07 - Ly Thân Theo Giáo Luật
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 06 - Đặc Ân Thánh Phêrô
Giải Đáp Hôn Nhân ...
Số 05 - Đặc Ân Thánh Phaolô
Giải Đáp Hôn Nhân ...

Hạt Giống Đức Tin

Hạt Giống Đức Tin 106
Mở đầu bài Tin Mừng ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 105
Mùa Chay thật sự là ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 104
Trước hết, cám dỗ ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 103
Thông thường, trong ...
HẠT GIỐNG ĐỨC TIN 102
Tin mừng của ngày ...

Đang Online

We have 381 guests and no members online

Tìm Kiếm...


  • 311/14/9 Đường 30/4, P. Phú Thọ,
    Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • 0274 3822 586
  • mfvietnam.org